Dung Phạm@Viện Sách - Bookademy
2 năm trước
[Tóm Tắt & Review Sách] “Mắt Biếc“: Chuyện Tình Buồn Đến Khắc Khoải
“ Em từng yêu tôi chưa mắt biếc ơi?
Tình thơ tôi trao
đến em nhưng đôi môi vẫn còn ‘' tiếc ‘' lời
Em đã bên ai rồi
mắt biếc ơi?
Em chả cần nói – Thì
tim tôi cũng tự khắc biết rồi “
Bạn đã yêu ai bao
giờ chưa ? Bạn sẽ làm gì nếu tình yêu đó không thành ? Bạn có thể sẽ đau đớn,
tuyệt vọng , cũng có thể tổn thương sâu sắc. Và chàng trai Ngạn trong truyện
ngắn “ Mắt Biếc” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng có những cảm xúc như vậy.
Tình yêu của Ngạn dành cho Hà Lan là một thứ tình yêu đơn phương, nhưng lại rất
chân thành và sâu sắc. Ngạn yêu Hà Lan từ khi còn là một cậu bé, và tình yêu ấy
đã theo anh suốt cả cuộc đời. Anh sẵn sàng hy sinh tất cả vì Hà Lan, từ những
thứ nhỏ nhặt nhất như đi học xa, đến những thứ lớn lao hơn như từ bỏ ước mơ của
mình. “Mắt biếc” là một cuốn sách hay, nó giúp người ta hiểu rằng tình yêu là
một thứ tình yêu đẹp đẽ, nhưng cũng rất đỗi tàn nhẫn. Nó khiến con người ta
phải trải qua những cung bậc cảm xúc phức tạp, từ hạnh phúc, vui sướng đến đau
khổ, tuyệt vọng. Tuy nhiên, cũng chính thứ tình yêu ấy đã giúp con người ta
trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
I. Tác giả:
Nguyễn Nhật Ánh
là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn
học về đề tài tuổi trẻ. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã
Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học tại các
trường THPT Tiểu La, THPT chuyên ban Trần Cao Vân và THCS Phan Châu Trinh. Từ
năm 1973, ông chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm.
Nguyễn Nhật Ánh
bắt đầu viết văn từ khi còn là một giáo viên trẻ. Tác phẩm đầu tay của ông là
"Chú bé rắc rối" được xuất bản năm 1978. Từ đó đến nay, ông đã cho ra
đời hơn 100 tác phẩm, bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tạp văn, bộ
truyện,... Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu viết về tuổi thơ, tuổi học trò
mới lớn. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách
cho tuổi thơ, tuổi học trò. Các tác phẩm của ông được đông đảo bạn đọc yêu
thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh
có thể kể đến như: "Mắt biếc", "Chuyện của những con chó
nhỏ", "Bước qua dốc sương mù", "Cây chuối non đi học",
"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ", "Kính vạn hoa", "Chú
bé rắc rối",...
Các tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh thường mang một giọng văn nhẹ nhàng, giản dị, nhưng lại rất
giàu cảm xúc. Ông thường viết về những câu chuyện đời thường, gần gũi với cuộc
sống của các bạn trẻ. Các tác phẩm của ông thường mang đến cho người đọc những
cảm xúc chân thành, trong sáng và đáng nhớ.
Nguyễn Nhật Ánh
đã nhận được nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải thưởng "Nhà văn
trẻ tiêu biểu của Hội Nhà văn Việt Nam" năm 1985, giải thưởng "Văn
học thiếu nhi" của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng "Cây
bút vàng" của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001,... Nguyễn Nhật Ánh là một nhà
văn có đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông đã để lại
những dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả, đặc biệt là các bạn trẻ.
II. Tác phẩm:
“Mắt Biếc” được
xem là một trong số những tác phẩm để đời của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm
đã được hàng loạt giải thưởng trong nước và quốc tế bao gồm : giải thưởng Văn
học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Sách hay của Hội
Xuất bản Việt Nam năm 2000, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2013.
“ Mắt biếc” kể về
câu chuyện tình đơn phương buồn sầu ảm đạn của chàng trai Ngạn sống tại làng Đo
Đo, anh mang lòng yêu thương cô bạn gái Hà Lan xinh đẹp có đôi “mắt biếc”. Tình
yêu của Ngạn trân thành, thủy chung nhưng đau khổ, Hà Lan không yêu Ngạn dù Ngạn
có hy sinh tất cả vì cô. Cuối cùng mảnh tình tưởng chừng đến hồi kết ấy được
gắn kết lại bởi Trà Long – con gái của Hà Lan. Dù vậy, cho đến cuối cùng mảnh
tình này vẫn còn dang dở, Ngạn rời xa làng Đo Đo, rời xa quê hương và mối tình
đầu đầy kỉ niệm. Ngạn đã phải chịu đựng một nỗi đau khổ và tuyệt vọng khôn
nguôi. Anh đã dành cả cuộc đời để yêu một người mà không được đáp lại. Tác phẩm
đã khắc họa một cách chân thực và sâu sắc những rung động của tuổi trẻ, những
hy sinh và mong đợi của tình yêu. Cuốn sách đã mang đến cho người đọc những cảm
xúc chân thành, trong sáng và đáng nhớ.
Tình yêu của Ngạn
dành cho Hà Lan, tình yêu chân thành, thủy chung, đau khổ gây xúc động cho
người đọc
“ Tôi gửi tình
yêu cho mùa hè, nhưng mùa hè chỉ biết ra hoa, phượng đỏ sân trường và tiếng ve
nỉ non trong lá. Mùa hè ngây ngô, giống như tôi vậy. Nó chẳng làm được những
điều tôi kí thác. Nó để Hà Lan đốt tôi, đốt rụi. Trái tim tôi cháy thành tro,
rơi vãi trên đường về.”
Câu chuyện bắt
đầu kể về cuộc đời của Ngạn, cậu bé sống ở làng Đo Đo quanh quẩn chỉ có những
người phụ nữ : bà, mẹ, cùng hai cô chị họ. Cậu chỉ có Hà Lan là cô bạn gái duy
nhất trạc tuổi. Tuổi thơ của Ngạn vốn yên bình trôi qua nhưng dường như nó trở
nên đặc biệt hơn cả vì có sự xuất hiện của Hà Lan. Ngay từ đầu tác phẩm, Ngạn
đã bộc bạch : “Đó là đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và
ngơ ngác. Và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm”
Và phải chính vì
dòng bộc bạch ấy mà số phận của Ngạn và Hà Lan luôn đi cùng nhau. Vì yêu Hà Lan
mà từ nhỏ cậu bé ấy đã luôn quan tâm đến cô. Từ khi học lớp vỡ lòng, vì bênh
vực Hà Lan, Ngạn đã hạ gục thắng Hòa - một kẻ mà trong lớp chẳng ngán bắt nạt
ai và chẳng ai trong lớp muốn động vào. Để rồi sau đó, Ngạn bị thầy Phu phạt
nhảy cóc mười vòng sân giữa trời nóng tới ngất xỉu. Ngạn cũng vì Hà Lan mà leo
lên cao để lấy tổ chim cho cô bé rồi cuối cùng để bị sưng rất to và chảy máu
mũi thậm chí Ngạn còn không ít lần đánh nhau trong vườn của ông Cửu Hoành Lan
để để dành thị cho cô bé. Khi lên cấp hai, chàng trai ấy còn sẵn sàng tham gia
vào những trận ẩu đả để cầm về chiếc dùi trống cho cô bé đánh thử. Từng đấy yêu
thương, từng đấy kỉ niệm nhưng tất cả đều trở nên phai nhạt dần khi Hà Lan lên
thành phố.
Khi lên thành
phố, Hà Lan bắt đầu có những thay đổi lớn trong suy nghĩ. Cô luôn chạy theo
những điều mới mẻ ở chốn phồn hoa đô thị, trong khi Hà Lan yêu thích một cuộc
sống xa hoa, phù phiếm, sang trọng, lộng lẫy đầy màu sắc thì Ngạn lại chỉ muốn
có một cuộc sống bình yên tại làng Đo Đo. Phải chăng chính vì suy nghĩ này
khiến cho chuyện tình đôi trẻ trở nên xa cách.
“ Tôi đủ lớn để
hiểu rằng, mỗi năm thế giới mỗi đổi thay và lòng người cũng khác. Tuổi ấu thơ
chỉ có một con đường để cùng nhau chung bước. Khi lớn lên, trước mắt ta có lắm
nẻo đường đời, bao nhiêu số phận là bấy nhiêu ngã rẽ, làm sao người chẳng quên
người."
Ngạn hiểu điều đó
nhưng nó vẫn làm lòng anh đau đáu. Ngạn nhớ cô bạn Hà Lan trong sáng, hồn nhiên
nhưng giờ đã không còn như vậy. Có lẽ điều đó là những thay đổi đương nhiên xảy
ra ở trong một người con gái như Hà Lan chỉ là trở nên lạ lẫm đối với Ngạn. Mỗi
lần về thăm quê, anh lại thấy cô thay đổi một chút, sự thay đổi đó càng rõ nét
hơn từng ngày. Thế giới mà Hà Lan yêu thích là một đô thị đầy sắc màu, lung
linh huyền ảo còn thế giới của Ngạn chỉ bé nhỏ trong rừng sim, làng Đo Đo. Sự
thay đổi của Hà Lan là một sự thay đổi tất yếu của cuộc sống. Khi con người
trưởng thành và trải qua nhiều môi trường sống họ sẽ thay đổi suy nghĩ và hành
động của mình. Tuy nhiên, sự thay đổi của Hà Lan cũng khiến Ngạn rất đau khổ.
Anh đã phải chịu đựng một nỗi đau khổ khôn nguôi khi người mình yêu đã thay
đổi. Dù vậy nhưng có thể nào, Ngạn vẫn sẽ chờ đợi và theo đuổi Hà Lan.
Sau khi lên cấp
3, sự thay đổi của Hà Lan trở nên ngày một rõ rệt hơn. Hà Lan trở thành một cô
gái khác biệt từ ngoại hình đến tính cách Hà Lan ăn mặc thời trang, trang điểm
cầu kỳ và có phong cách sống hiện đại. Cô đã thay đổi từ một cô gái hồn nhiên,
trong sáng thành một cô gái xinh đẹp, sang trọng. Cô đem lòng yêu Dũng – anh họ
của Ngạn, một chàng trai giàu có, tuấn tú nhưng chơi bời lẳng lơ. Hà Lan yêu
Dũng si mê dù hắn làm trái tim cô bị xé ra trăm mảnh, đau lòng khôn nguôi. Dũng
gieo cho Hà Lan niềm hy vọng giống như cái cách mà cô đã từng làm với Ngạn.
“Điều đáng ngán
nhất trong tình yêu là khi mình yêu ai, mình không biết họ có biết điều đó hay
không. Điều đáng chán thứ nhì là khi mình biết họ biết điều đó rồi thì mình lại
không biết học có yêu lại mình hay không. Cả hai điều nhất nhì đó, tôi đều gom đủ.
Vì vậy, tôi càng chán tợn. Tôi chẳng biết làm sao thoát ra khỏi nỗi buồn. Tôi
đành tìm đến âm nhạc để giải khuây.”
Dù biết trong
lòng Hà Lan đã có người con trai khác nhưng Ngạn vẫn yêu cô da diết, anh sẵn
sàng đánh một trận nhừ tử với Dũng – một kẻ giỏi võ và cảnh cáo hắn đừng làm
khổ Hà Lan. Sau trận đánh nhau với Dũng, dù thể xác anh đau nhức nhưng dường
như tâm hồn anh đã vui trở lại vì Dũng đã hứa sẽ không làm khổ Hà Lan. Ngày Hà
Lan đến thăm anh sau trận đòn nhừ tử, anh nói dối cô là té xe còn cô lại vui vẻ
kể chuyện của mình và Dũng. Cô còn rút ra trong túi lọ dầu xức cho anh giống
hệt như năm xưa khi anh bị ngã cô đã từng làm vậy. Chỉ khác nhau ở một điều “
nếu ngày xưa Hà Lan luôn để lọ dầu trong túi áo vì nghĩ Ngạn sẽ đánh nhau thì
bây giờ do cô thường xuyên đi chơi buổi tối nên sợ bị cảm lạnh” thật đau đớn
làm sao. Ngạn không muốn Hà Lan yêu Dũng, Ngạn cũng tự thú nhận với bản thân
cảm thấy vui khi thấy Dũng rời bỏ Hà Lan để yêu một người con gái khác. Nhưng
Ngạn lại muốn Hà Lan hạnh phúc, cả kể đó là thứ hạnh phúc giả tạo. Để cô được
hạnh phúc, anh đã sẵn sàng hy sinh tất cả của bản thân để cho cô được vui vẻ.
“Đứng trước nỗi
buồn của một người con gái, tôi luôn luôn xốn xang và cảm thấy mình có lỗi
trong chuyện đó, mặc dù nhiều khi nguyên do của nỗi buồn chẳng dính dáng gì đến
tôi.”
“ Trà Long” – một
vầng sáng lóe lên giữa những tăm tối của lòng Ngạn
Sau khi có thai
với Dũng và bị anh ta từ bỏ, Ngạn cưu mang hai mẹ con Hà Lan. Dù đi học xa anh
vẫn thường xuyên viết thư, gửi quà và tranh thủ ngày phép để về thăm hai mẹ
con. Trà Long đẹp, Cô là một cô bé xinh đẹp, thông minh và có tính cách mạnh
mẽ, độc lập. Trà Long có đôi mắt biếc giống mẹ, nhưng cô có dáng người cao ráo
và khỏe khoắn hơn Hà Lan. Cô có mái tóc dài đen nhánh và thường buộc đuôi ngựa.
Dù đoạn tình cảm của Ngạn bị Hà Lan từ chối, anh vẫn đem lòng yêu thương Trà
Long hết mực. Từ bé Ngạn đã luôn gửi gắm và quan tâm Trà Long hết mực, anh đưa
cô bé đi học về nhà, dạy cô bé học hành, trong suốt cuộc đời của Trà Long đều
gắn liền với Ngạn. Trà Long là người duy nhất biết về mối tình đơn phương của
Ngạn dành cho mẹ cô. Cô cũng là người duy nhất có thể thấu hiểu và chia sẻ với
Ngạn về nỗi đau khổ mà anh phải chịu đựng.Trà Long và Ngạn có mối quan hệ thân
thiết như cha con. Cô luôn yêu thương và quan tâm đến Ngạn, và cô cũng là người
giúp Ngạn vượt qua nỗi đau khổ của tình yêu đơn phương. Trong câu chuyện, Trà
Long thể hiện sự hy sinh và lòng tận tâm đối với người cô yêu. Cô sẵn sàng đối
mặt với khó khăn và nguy hiểm để bảo vệ và chăm sóc người mình tình cảm. Sự hy
sinh này là một phần quan trọng của nhân cách của Trà Long và thể hiện lòng hết
mình cho người khác.Và đặc biệt Trà Long rất giống Ngạn, cô bé yêu sâu sắc quê
hương, yêu làng Đo Đo và không muốn đến những nơi xa hoa phù phiếm.
Sau
khi Trà Long học xong vì đem trong lòng mối tình sâu sắc với Ngạn mà cô bé
quyết tâm trở thành một nhà giáo và quay lại làng giảng dạy. Tình yêu của Trà
Long dành cho Ngạn thật đẹp bởi nó vượt
qua mọi tuổi tác, thế hệ, thậm chí là luân thường đạo lý. Trà Long hồn nhiên,
trong trẻo và hết mực yêu anh, tình yêu của họ thậm chí còn được đôi bên gia
đình cùng tác hợp nhưng tiếc thay cuối cùng Ngạn nhận ra anh không hề yêu Trà
Long. Anh tỉnh ngộ và nhận ra rằng bản thân chỉ đang cuồng si trong hình ảnh
của một Hà Lan và cuối cùng anh đã lựa chọn ra đi.
Mối tình của Ngạn
và Trà Long là một mối tình đặc biệt và ấn tượng. Đây là mối tình giữa một
người đàn ông trung niên và một cô gái trẻ. Mối tình này bắt đầu từ sự rung
động của Ngạn dành cho Trà Long, và nó đã dần phát triển thành tình yêu. Dù
trải qua nhiều sóng gió và đứt đoạn nhưng mối tình của Ngạn và Trà Long cũng là
một mối tình đẹp và đáng trân trọng. Đây là mối tình của sự chân thành và thấu
hiểu. Ngạn đã dành tình yêu và sự quan tâm của mình cho Trà Long nhưng thực
chất là Hà Lan , và dù biết rõ điều đó Trà Long cũng đã đáp lại tình cảm của
Ngạn bằng sự yêu thương và trân trọng. Mối tình của Ngạn và Trà Long đã để lại
nhiều dư âm trong lòng người đọc.
“ Ngày mai khi
cháu nghe thấy tiếng còi tàu thì chú đã ở xa ngoài năm trăm dặm. Có một bài hát
đã như thế. Chú đã nghe bài hát buồn bã này nhiều lần, nhưng không bao giờ chú
nghĩ bài hát đó lại hát cho chú và người yêu dấu.
Này mai, khi cháu
đến tìm chú hẳn lúc ấy mặt trời đã lên và những cánh phượng cuối cùng của mùa
hè đang bắt đầu ứa máu. Nhưng Trà Long yêu thương của chú, chú vẫn tin rằng, dù
sao lúc ấy cháu cũng sẽ không khóc, cháu sẽ không khóc, có phải thế không?”
Màu “ mắt biếc
“...
Chuyện tình yêu
trong mắt biếc luôn là một trải nghiệm đáng suy ngẫm bởi nó tồn tại ẩn sau vẻ
đẹp tinh khôi của tình yêu. Biếc, với tông màu của biển hoặc bầu trời trong
mắt, mang theo sự ngậm ngùi và buồn bã nhưng cũng đầy mê hoặc. Điều quan trọng
là biếc không chỉ là một màu sắc, mà còn là biểu tượng của sự thuần khiết và sự
đoàn kết. Trong tình yêu, biếc thể hiện sự trong trắng của tâm hồn và lòng chân
thành của tình cảm. Hơn thế “biếc” là là màu mắt của nhân vật Hà Lan. Ta không
thể biết được đôi mắt thế nào sẽ là đôi mắt biếc, ta cũng không hiểu được một
đôi mắt đẹp trong lòng tác giả. Vì phải chăng do quá yêu Hà Lan mà Ngạn mới
thấy được vẻ đẹp trong đôi mắt rõ ràng đến vậy
Nhưng đằng sau vẻ
đẹp của màu biếc ẩn chứa cảm xúc sâu sắc và những khía cạnh khó khăn của cuộc
sống. Màu tình yêu không phải lúc nào cũng màu hồng, nó còn mang theo những bi
kịch và thách thức. Biếc buồn nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu không phải lúc
nào cũng êm đềm, mà có thể đầy sóng gió và xao xuyến. Những nỗi buồn, những thử
thách có thể là cơ hội để tình yêu trưởng thành hơn, như màu biếc sâu hơn khi
biển càng sâu.
Và vì vậy, chuyện
tình yêu trong mắt biếc không chỉ đẹp mà còn đáng suy ngẫm, vì nó là hành trình
của sự lắng nghe, thông cảm và học hỏi. Chúng ta cần hiểu rằng tình yêu không
phải luôn hoàn hảo, nhưng nó luôn đáng giá để trải qua và mang lại cho chúng ta
những bài học quý báu về cuộc sống và con người. Màu mắt của cô gái Hà Lan
trong câu chuyện không đơn giản bởi nó là biểu tượng của cái đẹp mà nó còn ẩn
dụ cho tình yêu của tác giả.
“ Rất nhiều năm
về sau này tôi thường tự trách mình tại sao hồi đó tôi không nói thẳng với Hà
Lan là tôi yêu nó. Nếu tôi nói ra điều đó, hẳn cuộc đời của chúng tôi đã rẽ
sang hướng khác, sáng sủa hơn và ít xây xát hơn.”
Điểm sáng trong
câu chuyện:
Với cốt truyện
hấp dẫn, lôi cuốn “ Mắt Biếc” kể về mối
tình đơn phương của Ngạn với Hà Lan. Ngạn và Hà Lan là hàng xóm, lớn lên cùng
nhau. Ngạn yêu Hà Lan từ khi còn nhỏ, nhưng Hà Lan lại chỉ coi Ngạn là bạn
thân. Khi lớn lên, Hà Lan rời quê hương để theo đuổi ước mơ thành ca sĩ. Cô gặp
và yêu Dũng, một chàng trai thành phố hào hoa, phong độ. Ngạn vẫn một lòng yêu
Hà Lan, nhưng cô đã có gia đình riêng.
Cốt truyện của Mắt Biếc là một câu chuyện tình yêu buồn, nhưng cũng rất hấp dẫn và lôi cuốn. Tác phẩm đã khắc họa chân thực những cung bậc cảm xúc của tình yêu, từ khi chớm nở cho đến khi lụi tàn. Các nhân vật trong Mắt Biếc được xây dựng rất sinh động và chân thực. Ngạn là một chàng trai si tình, luôn âm thầm yêu Hà Lan. Hà Lan là một cô gái xinh đẹp, cá tính, nhưng cũng có những khuyết điểm của riêng mình. Dũng là một chàng trai thành đạt, nhưng cũng có những góc khuất trong tâm hồn. hờ những nhân vật được xây dựng sinh động, câu chuyện tình yêu của Ngạn và Hà Lan trở nên gần gũi và dễ đồng cảm hơn với người đọc. Mắt Biếc được lấy bối cảnh ở làng Đo Đo, một làng quê nhỏ ở miền Trung Việt Nam. Tác phẩm đã khắc họa rất đẹp những khung cảnh thiên nhiên của làng Đo Đo, từ những cánh đồng lúa xanh mướt, đến những dòng sông thơ mộng, những ngọn đồi hùng vĩ. Những cảnh sắc thiên nhiên trong Mắt Biếc đã góp phần tô điểm cho câu chuyện tình yêu của Ngạn và Hà Lan, khiến cho câu chuyện trở nên lãng mạn và đáng nhớ hơn. Mắt Biếc là một tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã đề cao tình yêu, tình bạn, sự hy sinh và lòng vị tha. Ngạn đã yêu Hà Lan suốt cả cuộc đời, dù cô đã có gia đình riêng. Tình yêu của Ngạn là một tình yêu cao cả, không vụ lợi. Tác phẩm cũng đề cao tình bạn. Ngạn và Hà Lan là bạn thân từ nhỏ. Dù tình yêu của Ngạn dành cho Hà Lan không được đáp lại, nhưng họ vẫn là bạn bè tốt của nhau. Mắt Biếc là một tác phẩm văn học xuất sắc, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc của tình yêu, đồng thời cũng mang đến những bài học nhân văn sâu sắc.
Kết luận:
"Mắt
Biếc" của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và đáng
đọc. Sáng tạo của tác giả đã đánh thức sự tinh tế và tình cảm trong người đọc,
khắc họa một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ và trong sáng. Trong cuốn sách, Nguyễn
Nhật Ánh đã tạo nên một thế giới mơ màng, nơi mà tình yêu và sự đoàn kết gia
đình đều chiếm vị trí quan trọng. Câu chuyện của thế hệ trẻ, những cảm xúc tuổi
học trò được viết rất chân thực, khiến độc giả dễ dàng đồng cảm và ghi nhớ. Một
điểm đáng khen ngợi trong cuốn sách này chính là cách Nguyễn Nhật Ánh sử dụng
ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong "Mắt Biếc" vô cùng tinh tế, trau chuốt, và
mang đậm bản sắc văn học của Việt Nam. Điều này làm cho câu chuyện thêm phong
cách và lôi cuốn.
Tóm lại, "Mắt Biếc" là một tác phẩm văn học để đời, mang trong mình những giá trị tinh thần về tình yêu, gia đình và tuổi trẻ. Cuốn sách này đã chứng minh tài năng của Nguyễn Nhật Ánh trong việc kể chuyện và thể hiện tình cảm. Đó là một cuốn sách mà bạn sẽ không thể quên sau khi đọc xong, và nó đồng thời cũng gợi cảm hứng về tình yêu và tương lai trong tâm hồn người đọc.
Tóm tắt bởi: Phương Dung - Bookademy
Hình ảnh: Phương Dung
----------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
4,080 lượt xem