Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Review sách: “7 thói quen thành đạt của bạn trẻ thành đạt”: Sức mạnh to lớn của thói quen

Samuel Smiles đã từng nói về tầm quan trọng của thói quen như thế này: 

"Gieo suy nghĩ, gặt hành động

Gieo hành động gặt thói quen 

Gieo thói quen gặt tính cách 

Gieo tính cách gặt số phận" 

Thói quen có sức mạnh to lớn, chúng ta sống trên đời này hầu hết đều hành động dựa theo những khuôn mẫu của thói quen. Nếu như chúng ta thay đổi các thói quen tiêu cực thành thói quen tích cực thì chúng ta sẽ ngày càng trở lên tốt đẹp và có thể chạm tay đến những ánh sao lấp lánh và ước mơ. Bởi vậy, những nguyên tắc và giá trị sống của cuốn sách 7 thói quen thành đạt của bạn trẻ thành đạt rất cần thiết cho mỗi người nhất là những bạn trẻ đang trên hành trình đi tìm về bản ngã của chính mình và áp ủ biết bao ước mơ về cuộc sống tương lai. 


Giới thiệu về tác giả Sean Covey 

Sean Covey là chủ tịch của FranklinCovey Education, một tổ chức đào tạo với định hướng chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới thông qua phương pháp lãnh đạo tập trung vào nguyên tắc, tổ chức hiện đang hoạt động tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Ông đồng thời cũng là một diễn giả truyền động lực cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, đã xuất hiện trên nhiều chương trình phát huyền với FranklinCovey thanh và truyền hình.

Sean Covey tốt nghiệp cử nhân ngành tiếng Anh trường Đại học Brigham Young (BYU) và sau đó tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại trường Kinh doanh Harvard.

Sean Covey là tác giả sách bán chạy do New York Times bình chọn, với những tác phẩm nổi tiếng như: The 6 Most You'll Ever Important Decisions You'll Make, The 7 Habits of Happy Kids và The 7 Habits of Highly Effective Teens, đã được chuyển dịch sang hơn hai mươi ngôn ngữ và được bán hơn năm triệu bản trên khắp thế giới.

Giới thiệu về tác phẩm

Cuốn sách này chính là chiếc la bàn giúp bạn tìm ra con đường đó, tranh lạc vào những con đường sai lầm, nguy hiểm. Nó hướng dẫn cặn kẽ những gì bạn phải làm, phải tránh. Có điều khác với nhiều cuốn sách giáo khoa khô khan, lý luận rườm rà, 7 Thói quen của Bạn trẻ Thành đạt được viết bằng một phong cách vui tươi, dí dỏm, ngắn dễ hiểu của Sean Covey. Nó chứa đựng rất nhiều mẩu chuyện hay, những bài thơ thú vị, những tranh ảnh dễ thương, hài hước. Chính vì vậy mà cuốn sách này đã được hoan nghênh và đón nhận nồng nhiệt trên khắp thế giới, là cuốn sách bán chạy với số lượng phát hành lên tới hàng triệu bản chỉ trong một thời gian ngắn.

7 thói quen mà tác giả đề cập trong cuốn sách gồm: 

  • Thói quen 1: Luôn chủ động: Tập có trách nhiệm với bản thân.

  • Thói quen 2: Nhắm trước đích đến: Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của mình trong cuộc sống.

  • Thói quen 3: Ưu tiên việc cần ưu tiên: Làm điều quan trọng trước.

  • Thói quen 4: Tư duy Cùng thắng: Không mong cho người khác thất bại.

  • Thói quen 5: Lắng nghe để được lắng nghe: Lắng nghe chân thành để được người khác lắng nghe, thấu hiểu.

  • Thói quen 6: Có tinh thần hợp tác: Hợp lực làm việc để đạt hiệu quả tối ưu.

  • Thói quen 7: Mài lưỡi cưa thật bén: Luôn có ý thức “nâng cấp” bản thân.

Nội dung của cuốn sách  7 thói quen thành đạt của bạn trẻ thành đạt

Thói quen 1: Luôn chủ động

Trước khi chạm được đến thành công bạn phải làm chủ chính mình, luôn sống chủ động. Bạn có thể chủ động lựa chọn sống tích cực, luôn nhìn cuộc đời với lăng kính khách quan hoặc bạn cứ mãi nhũng sâu vào vũng bùn tiêu cực. Tất cả, đều do sự lựa chọn của bạn. Những người sống cuộc đời chủ động, tích cực họ luôn tập trung vào những thứ mình có thể kiểm soát được. Từ đó, họ tìm được sự bình an trong tâm hồn và càng kiểm soát được cuộc đời mình một cách dễ dàng hơn. 


Vậy làm thế nào để sống một cuộc đời chủ động? Đó chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn đang gặp phải trên hành trình hoàn thiện chính mình. Ở cuối của cuốn sách 7 thói quen thành đạt của bạn trẻ thành đạt sẽ hướng dẫn bạn từng bước nhỏ để xây dựng thói quen này từ đó bạn ngày càng có trách nghiệm với bản thân, chủ động sống một cuộc đời rực rỡ hơn. Và cuối cùng bạn hãy nhớ rằng mọi sự lựa chọn đều nằm ở bạn, chỉnh có bạn mới quyết định được cuộc sống của mình. 


Thói quen 2: Nhắm trước đích đến

Thói quen 2: Nhắm trước đích đến yêu cầu bạn phác thảo bức tranh toàn cảnh về mục tiêu của mình trong cuộc sống. Thói quen 1 nói “Bạn là người cầm lái!”, và Thói quen 2 nói “Đã cầm lái rồi thì bạn hãy quyết định điểm đến và vẽ bản đồ của chính mình đi”. Nhắm trước đích đến không bắt chúng ta phải xác định hết từng bước một: làm nghề gì, kết hôn với ai, v.v... Ta chỉ cần biết nghĩ xa hơn hôm nay, biết nhắm hướng mình muốn đi, để mỗi bước ta đều đi đúng hướng.


Thói quen nhằm trước đích đến là một điều rất quan trọng, nhưng cách thực hiện ra sao? Theo tác giả chia sẻ thì cách tốt nhất là viết ra một lời tuyên thệ cá nhân – một đoạn khẩu hiệu về mục tiêu của đời bạn. Lời tuyên thệ cá nhân có thể là lời thơ, lời rap, và bạn có thể đưa vào câu danh ngôn tâm đắc nhất hay một tấm hình truyền cảm hứng. 


Trên chặng đường tập nhắm trước đích và thấm nhuần lời tuyên thệ cá nhân bạn cần chú ý tránh các ổ gà siêu bự như: 

  • Các nhãn dán tiêu cực.

  • Hội chứng “thế là hết!”

  • Chọn nhầm mục tiêu. 

Nếu như bạn xác định được bến đỗ của cuộc đời mình thì bạn sẽ rút ngắn được thời gian để đi đến thành công hơn. 


Thói quen 3: Ưu tiên việc cần ưu tiên

Thói quen 3 - Ưu tiên việc cần ưu tiên - sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại công việc và quản lý thời gian để việc nào cần thiết trước sẽ được làm trước. Thói quen này còn giúp bạn khắc phục những nỗi sợ hãi và mạnh mẽ hơn trong những lúc khó khăn.  

Dưới đây, là những cách nên kế hoạch hiệu quả mà tác giả đã nêu trong cuốn sách: 

Trước hết, bạn hãy sắm một cuốn lịch (loại có chỗ để viết) hoặc luôn máy vi tính hay điện thoại cũng được – cứ chọn kiểu gì tiện cho bạn nhất. Cốt yếu là bạn chỉ cần chỗ để viết lịch hẹn, việc cần làm và các mục tiêu của mình ra thôi.

Lên kế hoạch hàng tuần

Chỉ vài phút mỗi tuần lên kế hoạch cho tuần tới cũng sẽ tạo nên khác biệt to lớn. Ta nên lên kế hoạch theo tuần vì ta thường tư duy theo tuần. Kế hoạch theo ngày sẽ là những mục tiêu quá gần, quá nhỏ lẻ, còn kế hoạch theo tháng lại quá chung chung. Khi đã có công cụ lên kế hoạch rồi thì bạn hãy làm theo ba bước lập kế hoạch dưới đây:

Bước 1. Xác định những viên sỏi lớn. Mỗi cuối tuần hoặc đầu tuần, hãy ngồi xuống và suy nghĩ về những mục tiêu của mình trong tuần tới. Hãy tự hỏi mình rằng những việc quan trọng nhất mà mình cần làm trong tuần tới đây là gì, và đó chính là những viên sỏi lớn của bạn. Nói nôm na thì chúng là những mục tiêu nhỏ dựa theo lời tuyên thệ cá nhân của bạn, đưa bạn đến gần với các mục tiêu dài hơi của mình


Bước 2: Chia thời gian cho các viên sỏi lớn trước. Nếu bạn đổ sỏi nhỏ vào xô trước, bạn sẽ không thể nhét thêm được nhiều viên sỏi lớn. Ngược lại, nếu bạn cho sỏi lớn vào trước rồi mới đổ thêm sỏi nhỏ, phân sỏi nhỏ sẽ len lỏi vào những khoảng trống giữa những viên sỏi lớn và bạn sẽ chứa được nhiều sỏi mất thời gian như việc nhà, việc mua sắm, việc đột xuất, nhắn hơn. Trong cuộc sống những việc hàng ngày nhỏ nhặt nhưng tin, lướt Facebook, v.v... chính là những viên sỏi nhỏ của bạn. Nếu bạn không sắp xếp thời gian trước cho những viên sỏi lớn, bạn sẽ không thể hoàn thành chúng trước khi quỹ thời gian của bạn bị lấp đầy bởi sỏi nhỏ.


Bước 3: Lên lịch cho những việc còn lại. Sau khi đã xếp lịch cho những viên sỏi lớn, bạn hãy chia thời gian cho những việc cản làm khác như các buổi hẹn, các sự kiện bạn sắp phải tham gia, chuyến du lịch với gia đình hay ngày sinh nhật của mọi người.


Chỉnh sửa cho phù hợp

Hãy cố hết sức để hoàn thành mọi mục tiêu trong số kế hoạch của mình, nhưng nếu trong tuần bạn nhận ra kế hoạch của mình cũng đừng quá thất vọng về bản thân. Hãy tùy chỉnh kế hoạch không được thực tế cho lắm, hoặc bạn có việc đột xuất gì đó thì của mình sao cho hợp lý nhất theo từng ngày. Dù bạn không lên kế hoạch và không hoàn thành được gì. Đừng bỏ cuộc nếu bạn cảm thấy việc lên kế hoạch thật phức tạp hay quá quy củ. Hãy bắt đầu với kế hoạch bao quát hơn, ví dụ chỉ xác định 2, 3 viên sỏi lớn mỗi tuần thôi chẳng hạn. Mấu chốt của việc lên kế hoạch mỗi tuần là giúp bạn dễ tập trung vào các viên sỏi lớn để từ đó dễ chinh phục chúng hơn.


Thói quen 4: Tư duy Cùng thắng

Nhà văn C. S. Lewis từng nói rằng: “Thức ăn của sự tự cao không phải là việc bạn sở hữu một món đồ nào đó, mà là việc bạn sở hữu nhiều hơn người khác”. Bởi vậy, thói quen cùng thắng chính là đòn bẩy để bạn chiến thắng sự ích kỷ, tự cao trong lòng bạn. 

Tư duy Cùng thắng thể hiện qua thái độ, qua cách nghĩ của bạn rằng cả mình và người khác đều có thể thắng. Tư duy Cùng thắng là nền tảng để hòa hợp tốt với mọi người. Khởi điểm của nó là niềm tin rằng chúng ta bình đẳng với nhau, rằng không có ai hèn kém hay cao cấp hơn ai cả.


Thói quen 5: Lắng nghe để được lắng nghe

Có bao giờ vào một buổi sớm mai thức dậy bạn nghe thấy thanh âm trong trẻo của các loài chim, lắng nghe từng hạt mưa rơi… mà trong lòng bạn cảm thấy an nhiên đến lạ thường. Bạn lắng nghe mọi vật xung quanh để lắng nghe chính lòng mình. Có lẽ đó chính là sức mạnh của việc lắng nghe trong cuộc sống. 

Lắng nghe chân thành là một thói quen tốt ta cần trau dồi mỗi ngày. Học cách lắng nghe người khác cũng là cách để bạn lắng nghe chính mình. Vậy làm thế nào để lắng nghe chân thành? 

Thứ nhất, nghe bằng đòi mắt, trái tim và đôi tai của bạn. Lắng nghe bằng đòi tại thôi chưa đủ, vì chỉ có 7% lượng thông tin nằm trong những lời ta nói. Số còn lại nằm trong ngôn ngữ cơ thể (53%) và cách chúng ta thể hiện lời nói, hoặc là ngữ điệu và các cảm xúc trong giọng nói (40%).

Thứ hai, nhìn nhận bằng quan điểm của người khác. Để trở thành một người chân thành lắng nghe, bạn cần gạt bỏ các quan điểm của bạn và nhìn nhận theo quan điểm của người đối diện. Robert Byrne nói: “Chừng nào anh chưa đi cả dặm bằng đôi giày của kẻ khác thì anh chưa thể tưởng tượng nổi cái mùi nó tạo ra đâu”. Bạn phải cố gắng nhìn thế giới theo cách người khác nhìn và cảm nhận theo cách họ cảm nhận.

Thứ ba, học cách phản hồi lại lời nói như một tấm gương. Bạn nghĩ xem, một tấm gương sẽ thế nào? Nó không phán xét, cũng không khuyên nhủ. Nó chỉ phản chiếu thôi. Với lời nói, cách phản hồi ở đây là nhắc lại lời nói hoặc cảm nhận của người khác bằng ngôn từ riêng của bạn.


Thói quen 6: Có tinh thần hợp tác

Ca dao, tục ngữ xưa có câu: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Chính tinh thần hợp tác giúp tạo nên những điều vĩ đại, phi thường trong cuộc sống. Chỉ cần chúng ta chung tay thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn, chông gai trong cuộc sống. Đây cũng là một thói quen tốt để đưa ta đến với thành công mà tác giả đã chia sẻ trong cuốn sách. 

Hợp tác nghĩa là gì? Nói thật ngắn gọn, hợp tác là việc hai người hoặc nhiều hơn nữa cùng nhau làm việc để đạt được những thành tựu hay kết quả lớn hơn. Nó không phải là con đường riêng của tôi hay của bạn, mà là một con đường to lớn, rộng rãi hơn, nó là một “Con đường Cao tốc”.

Hợp tác là phần thưởng, là quả ngọt mà bạn sẽ nếm được sau khi bạn đã hoàn thiện bản thân hơn do thực hành những thói quen tốt, đặc biệt là cách tư duy Cùng thắng và Lắng nghe để được lắng nghe. Học cách hợp tác cũng tương tự như học cách cùng những người khác tạo ra một đội hình chữ V thay vì chỉ cố bay qua cuộc đời một cách lẻ loi.


Thói quen 7: Mài lưỡi cưa thật bén

Thói quen 7 giúp bạn giữ cho bản thân luôn nhạy bén để đối phó tốt hơn với cuộc đời. Nó thường xuyên làm mới và củng cố bốn phương diện quan trọng nhất của đời bạn – cơ thể, trí óc trái tim và tâm hồn của bạn.

  • Phương Diện Thế Chất: Tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ, thư giãn.

  • Phương Diện Trí Óc: Đọc sách, mở mang kiến thức, viết lách, học những ký năng mới, sáng tạo.

  • Phương Diện Cảm Xúc: Xây dựng mối quan hệ, giúp đỡ mọi người, cười đùa, học cách yêu bản thân.

  • Phương Diện Tâm Hồn: Thiền, viết nhật ký, cầu nguyện, xem và đọc những nội dung lành mạnh.

Cảm nhận cá nhân về cuốn sách

7 Thói Quen Thành Đạt Của Bạn Trẻ Thành Đạt của Sean Covey không chỉ đơn thuần là một cuốn sách hướng dẫn về thói quen, mà còn là một người bạn đồng hành giúp tôi từng bước hoàn thiện bản thân. Đọc cuốn sách này, tôi như được dẫn dắt vào một hành trình khám phá và rèn luyện những thói quen tích cực để đạt được thành công và hạnh phúc.

Điều làm tôi thực sự ấn tượng là cách Sean Covey trình bày nội dung. Thay vì những lý thuyết khô khan, cuốn sách sử dụng những câu chuyện, hình ảnh sinh động để minh họa cho từng thói quen và các bước bài tập áp dụng sau mỗi chương. Điều này không chỉ làm cho việc đọc trở nên thú vị mà còn giúp tôi dễ dàng áp dụng những bài học vào cuộc sống hàng ngày.

Thói quen tôi ấn tượng nhất đó là thói quen "Ưu tiên việc cần ưu tiên". Thói quen này, đã giúp tôi tổ chức lại cuộc sống một cách hiệu quả hơn. Tôi bắt đầu biết cách phân loại công việc, quản lý thời gian và tập trung vào những việc quan trọng nhất. Điều này không chỉ giúp tôi hoàn thành công việc tốt hơn mà còn giảm bớt căng thẳng, tạo ra một cuộc sống cân bằng hơn.

Lời kết

7 Thói Quen Thành Đạt Của Bạn Trẻ Thành Đạt của Sean Covey là một cuốn sách mà tôi tin rằng bất kỳ ai cũng nên đọc, đặc biệt là những bạn trẻ đang trên hành trình khám phá và phát triển bản thân. Cuốn sách không chỉ cung cấp những kiến thức quý báu về cách tạo dựng thói quen tốt mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ để chúng ta không ngừng phấn đấu và hoàn thiện mình.


Tóm tắt bởi: Lan Anh - Bookademy

Hình ảnh: Long Quân

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

251 lượt xem

lh-fulllh-x