Uyên Đoàn@Triết Học Tuổi Trẻ
11 tháng trước
Quá Tải Giác Quan (Sensory Overload)
Quá tải giác quan xuất hiện khi ít nhất một trong năm giác quan bị kích thích quá mức. Ví dụ, thính giác của bạn có thể bị quá tải khi nhạc bật quá lớn, hoặc thị giác tổn hại khi ánh sáng quá mạnh. Trong một số trường hợp, có nhiều hơn một giác quan sẽ bị quá tải cùng một thời điểm.
Sensory overload occurs when one or more of the five senses becomes overstimulated. For instance, your sense of hearing may become overloaded when music is too loud, or vision impaired if lights are too bright. In some cases, more than one sense can become overwhelmed at the same time.
Hãy cùng tìm hiểu về lý do gây quá tải giác quan, các triệu chứng và các bệnh lý đồng diễn thường gặp – như rối loạn phổ tự kỷ. Nếu bạn bị quá tải giác quan, bạn nên biết thêm về các lựa chọn điều trị và một số cách giúp xử lý các triệu chứng.
Learn more about what causes sensory overload, its symptoms, and common co-occurring conditions—such as autism spectrum disorder.1 If you’re experiencing an overload of the senses, it’s also helpful to know treatment options and some ways to cope with your symptoms.
Tổng quan. At a Glance
Quá tải giác quan xuất hiện khi não bộ của bạn bị choáng ngợp bởi thông tin tiếp nhận từ các giác quan. Sẽ khá khó khăn để sống chung với tình trạng này nhưng việc xác định các yếu tố châm ngòi và sử dụng các cơ chế ứng phó phù hợp có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu.
Sensory overload happens when your brain is overwhelmed by the input of information from your senses. Living with sensory overload can be challenging, but identifying your triggers and using coping mechanisms that work for you can help ease your discomfort.
Nguyên nhân. Causes of Sensory Overload
Khi não bộ nhận thông tin qua các giác quan nhiều hơn mức có thể xử lý, thì tình trạng quá tải giác quan sẽ xuất hiện. Các yếu tố châm ngòi phổ biến cho tình trạng này bao gồm:
When the brain receives more information through your senses than it can process, sensory overload occurs. Common sensory overload triggers include:
Âm thanh. Sound
Thính giác của bạn có thể bị quá tải khi bạn ở một nơi có tiếng ồn (ví dụ như một buổi hòa nhạc hoặc một trận thể thao) hoặc khi bạn nghe nhiều âm thanh cùng lúc. Mặc dù một số người ghi nhận chỉ hơi khó chịu thì nhiều người khác lại cảm thấy đau đớn khi tiếng ồn quá lớn.
Your sense of hearing might become overloaded if you’re surrounded by loud noise (e.g. a concert or sports game) or if you’re hearing multiple sounds at once. While some people report only mild discomfort, some experience pain when sounds are too intense.
Bạn có thể bị kích thích quá mức bởi một số âm thanh nhất định nhưng không có phản ứng lại chúng.
You may find certain sounds overstimulating but not react to others.
Sờ, chạm. Touch
Những thứ thường nhật như sờ vào quần áo hay ai đó chạm vào bạn có thể khiến bạn ngợp. Họa tiết của một số chất liệu có thể khiến bạn khó chịu (ví dụ, một số người không thích một số loại vải nhất định). Với một số người, chạm hoặc cảm nhận bằng xúc giác với một số thứ có thể khiến họ đau đớn.
Everyday things like the feeling of your clothes or a person touching you could feel overwhelming. The texture of certain materials might also be uncomfortable (i.e. some people don’t like certain fabrics). For some, a certain touch or the feel of certain things can be painful.
Thị giác. Sight
Một số người rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là khi quá sáng hoặc có đèn nháy. Quá tải thị giác có thể xuất hiện nếu bạn ở trong một môi trường nhộn nhịp, như trên đường phố đông đúc, và không biết phải tập trung ánh nhìn của mình vào đâu.
Some people experience a sensitivity to light, especially if it is bright or flashing. A vision-related overload can also occur if you’re in a busy environment, such as a bustling city street, and unsure what to focus your eyes on.2
Mùi. Smell
Một người có khứu giác phản ứng quá mức hoặc nhạy cảm có thể thấy một số mùi như nước hoa khiến họ bị ngợp. Họ cũng dễ ngửi thấy những mùi mà người khác không thể và bắt đầu cảm thấy không khỏe khi ở trong môi trường quá nhiều mùi mạnh.
A person whose sense of smell is over-responsive or highly sensitive might find scents like perfume overwhelming. They’re also likely to notice smells others might not and can begin to feel unwell if they’re around too many strong scents.
Người bị quá tải khứu giác có thể tránh ở những nơi có nhiều mùi mạnh, như trong bếp, nhà tắm hoặc một số cửa hàng. Họ thậm chí còn không ăn một số đồ ăn do không chịu nổi mùi của chúng.
Someone with a smell overload might avoid places with strong smells, like kitchens, bathrooms, or certain stores. They may even refuse to eat certain foods due to the way they smell.
Vị. Taste
Nụ vị giác có thể bị quá tải bởi thức ăn có vị mạnh hoặc một số gia vị nhất định. Nhiệt độ của một số loại thức ăn cũng có thể châm ngòi làm quá tải giác quan, khi đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm quá tải vị giác của bạn.
Your taste buds can be overwhelmed by foods with strong flavors or specific spices. The temperature of certain foods might also trigger sensory overload, with foods that are either too hot or too cold overwhelming your sense of taste.
Triệu chứng. Symptoms of Sensory Overload
Các triệu chứng quá tải giác quan khác nhau tùy mỗi người. Mặc dù một số người chỉ có triệu chứng nhẹ do cảm thấy hơi thiếu thoải mái, thì nhiều người khác lại ghi nhận các triệu chứng nặng khiến họ không thể vận hành bình thường cho đến khi các giác quan trở về trạng thái ổn định.
Symptoms of sensory overload vary from person to person. While some people experience only mild symptoms resulting in slight feelings of discomfort, others report symptoms so intense that they are unable to function until their senses normalize.
Trong một số trường hợp, bạn sẽ có nhiều hơn một giác quan bị quá tải. Tuy nhiên, có nhiều triệu chứng xuất hiện tương đồng ở tất cả mọi người bị quá tải giác quan. Bao gồm:
In some cases, more than one of your senses might feel overloaded. However, there are some shared symptoms that anyone experiencing sensory overload might have. They include:2
– Lo âu. Anxiety
– Lẫn lộn. Confusion
– Cáu. Irritability
– Thiếu tập trung. Lack of focus
– Suy nghĩ loạn. Racing thoughts
– Căng thẳng. Stress
Xác định quá tải giác quan ở trẻ em. Identifying Sensory Overload in Children
Nghiên cứu cho rằng cứ 6 trẻ thì có 1 trẻ có vấn đề trong xử lý giác quan. Ngoài ra, mặc dù trẻ có thể phản ứng quá mức hoặc không phản ứng với kích thích giác quan, nhưng thường thì đa phần trẻ em đều phản ứng quá mức.
Research suggests that one in six children has sensory processing difficulties.3 Additionally, while they may be either over-responsive or unresponsive to sensory inputs, it is more common for children to be over-responsive.
Làm sao để biết liệu trẻ có đang bị quá tải giác quan hay không? Dưới đây là một số triệu chứng cần để ý:
How do you know if a child might be experiencing sensory overload? Here are some symptoms to watch for:3
– Khóc và la hét. Crying and screaming
– Che mặt hoặc bịt hai lỗ tai. Covering their faces or plugging their ears
– Nhắm mắt và nhất quyết không chịu mở. Shutting their eyes and refusing to open them
– Không có bất cứ phản kháng hay tương tác gì. Completely shutting down
Nếu trẻ có những hành vi này, bạn cần nhẹ nhàng trao đổi để hỗ trợ chúng. Ghi lại những điều châm ngòi cho những hành vi này và loại bỏ chúng trước khi tình trạng quá tải xuất hiện.
If your child shows these behaviors, it’s important to use a quiet voice to support them. Take note of their triggers and attempt to eliminate them before an overload occurs.
Các bệnh lý làm gia tăng quá tải giác quan. Conditions That Heighten Sensory Overload
Người mắc một số bệnh lý nhất định sẽ dễ bị quá tải giác quan hơn. Dưới đây là một số bệnh lý cần cân nhắc.
People with certain medical conditions are more likely to experience sensory overload. Here are a few to consider.
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Post-Traumatic Stress Disorder (PTSD)
Một triệu chứng thường gặp trong PTSD là tăng nhạy cảm giác quan. Người mắc PTSD thường hồi tưởng về những sự kiện gây sang chấn trong quá khứ. Đôi lúc những hồi tưởng này bị châm ngòi bởi tình trạng quá tải trong các giác quan.
A common symptom of post-traumatic stress disorder is heightened sensory sensitivity. People with PTSD often experience flashbacks of the traumatic events they lived through. Sometimes these flashbacks are triggered when their senses are overwhelmed.4
Ví dụ, người mắc PTSD sau khi bị bắn có thể bị kích thích bởi tiếng nổ lớn. Phản hồi quá mức trong giác quan khiến họ luôn trong trạng thái cảnh giác cao, ngay cả trong những tình huống vốn không cần phải như vậy.
For example, a person living with PTSD as a result of getting shot might be triggered by loud banging sounds. The heightened responsiveness of their senses often causes them to be on high alert, even in scenarios where they don’t need to be.
Rối loạn xử lý giác quan. Sensory Processing Disorder (SPD)
Người mắc rối loạn này tiếp nhận và phản hồi với thông tin giác quan một cách bất thường. Và vì thế, họ có thể phản hồi dưới mức hoặc quá mức cần thiết.
People with sensory processing disorder receive and respond to sensory inputs in a non-typical way. As such, they can either be under-responsive or over-responsive to these inputs.
Phản hồi quá mức với các dữ liệu giác quan có thể xuất hiện theo nhiều cách. Ví dụ, một người gặp vấn đề trong xử lý thị giác hay thính giác có thể gặp tình trạng đau nửa đầu.
An over-responsiveness to sensory cues can show up in a variety of ways. For instance, someone with sensory processing issues related to sight or sound may experience migraine headaches.5
Rối loạn tăng động – giảm chú ý. Attention-Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD)
Người mắc ADHD – dù là thiếu chú ý, tăng động hay kết hợp cả hai – đều có thể bị quá tải giác quan. Họ cũng sẽ dễ xuất hiện lo âu khi các giác quan liên tục bị quá tải.
People with attention-deficit hyperactivity disorder—whether it’s inattentive, hyperactive, or combined type—might experience sensory overload.6 They may also be more likely to develop anxiety when their senses are constantly overwhelmed.
Rối loạn phổ tự kỷ. Autism Spectrum Disorder (ASD)
Quá tải giác quan khá phổ biến trong nhóm người mắc rối loạn phổ tự kỷ vì họ thường có các hệ thống giác quan khá nhạy cảm. Một số dạng quá tải giác quan phổ biến nhất cho nhóm này là thị giác và thính giác. Có nghĩa là họ có thể bị kích thích bởi tiếng ồn lớn và ánh sáng mạnh.
Sensory overload is common in people with autism spectrum disorder because they often have sensitive sensory systems.1 Some of the most common forms of sensory overload for this demographic are sight and sound. This means they can be triggered by loud noises and bright lights.
Bất cứ ai cũng có thể bị quá tải giác quan, nhưng sẽ thường gặp hơn ở những người mắc các bệnh lý tâm thần như Rối loạn căng thẳng sau sang chấn, Rối loạn tăng động giảm chú ý, Rối loạn xử lý giác quan và Rối loạn phổ tự kỷ.
Anyone can experience sensory overload, but it is more common for people with mental health conditions such as PTSD, ADHD, SPD, and ASD.
Chẩn đoán. Diagnosis of Sensory Overload
Các chuyên gia y tế có thể xác định các vấn đề liên quan đến quá tải giác quan bằng các công cụ như: Medical professionals can identify sensory overload issues with tools such as:
– Bài kiểm tra thói quen và tích hợp giác quan: Bài kiểm tra này bao gồm 17 bài kiểm tra nhỏ khác để đo lường nhận thức và để xác định các vấn đề giác quan ở trẻ từ 4 đến 9 tuổi.
Sensory Integration and Praxis Tests (SIPT): The SIPT includes 17 different tests to measure perception and is used to identify sensory issues in children aged 4 to 9.7
– Danh mục kiểm tra xử lý giác quan và tự điều tiết *SPSRC): Danh mục này bao gồm 190 mục và có thể được sử dụng để kiểm tra quá trình xử lý giác quan ở trẻ từ 3 đến 8 tuổi.
Sensory Processing and Self-Regulation Checklist (SPSRC): This checklist consists of 130 items and can be used to examine sensory processing in children aged 3 to 8.8
Trong nhiều trường hợp, cẩn trọng xem xét các triệu chứng thường gặp nhất của quá tải giác quan chính là cách tốt nhất để xác định tình trạng này.
In many cases, being on the lookout for the most common symptoms of sensory overload is the easiest way to identify it.
Điều trị. Treatment of Sensory Overload
Có nhiều cách giúp kiểm soát các triệu chứng của quá tải giác quan. There are many ways to help manage sensory overload symptoms when they emerge.
Chế độ ăn dành cho giác quan. Sensory Diet
Với trẻ em bị quá tải giác quan, bác sĩ nhi có thể giới thiệu một trị liệu viên phục hồi chức năng để được hỗ trợ thêm. Chuyên viên phục hồi chức năng giúp trẻ có giác quan nhạy cảm bằng cách tạo ra một “chế độ ăn” dành cho giác quan.
For children with sensory overload, a pediatrician might recommend an occupational therapist to help. An occupational therapist helps children with sensory sensitivities by creating a sensory “diet.”9
Một chế độ ăn dành cho giác quan là một lịch trình các hoạt động giác quan được xây dựng riêng theo nhu cầu của trẻ. Nó được thiết kế nhằm giúp trẻ kiểm soát những thứ giác quan tiếp nhận và ứng phó với các yếu tố gây quá tải các giác quan này.
A sensory diet is a schedule of sensory activities tailored to your child’s needs. It’s designed to help your child manage their sensory inputs and cope with triggers that might overwhelm their senses.
Trao đổi với chuyên gia. Speak With a Professional
Mặc dù một người trưởng thành chỉ cần đơn giản là rời khỏi tình huống gây quá tải cho giác quan, nhưng con trẻ sẽ không thể làm như vậy hoặc có thể khó mà giao tiếp hết những gì chúng đang trải qua. Một bác sĩ nhi có thể có thể đưa ra những ý kiến nếu con trẻ đang gặp khó khăn khi xử lý những kích thích giác quan.
While an adult might simply remove themselves from a situation triggering their sensory overload, children may not be able to do so or may not be able to fully communicate what they’re experiencing. A pediatrician can help provide ideas if your child is having a particularly difficult time coping with sensory stimuli.
Với những người bị quá tải giác quan vì một bệnh lý nào đó, thuốc điều trị có thể giúp can thiệp cho bệnh lý đó, từ đó làm giảm bớt tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của quá tải giác quan.
For people with sensory overload as a result of another condition, medications that help treat that condition might also reduce the frequency or severity of sensory overload.
Xử lý quá tải giác quan. Coping With Sensory Overload
Để có một cuộc sống lành mạnh khi ứng phó với tình trạng quá tải giác quan, hãy nỗ lực tối ưu các cơ chế ứng phó. Một số cơ chế bao gồm:
To live a healthy life when dealing with sensory overload, work to optimize your coping mechanisms. Some coping methods include:
– Tuân thủ lịch trình để tạo ra sự ổn định. Nếu quá tải giác quan xuất hiện do những yếu tố có thể tránh được trong đời sống thường nhật, thì việc tuân thủ theo một lịch trình có thể giúp bạn lên kế hoạch để ứng phó với tình trạng quá tải sắp đến. Mặc dù vẫn không thể ngăn chặn nó, nhưng bạn có thể kiểm soát mức độ nghiêm trọng của nó. Stick to a routine to create stability. If your sensory overload is caused by unavoidable triggers in your day-to-day life, sticking to a routine can help you plan how to deal with an upcoming overload. While you might not be able to prevent it, you might be able to manage its severity.
– Xác định các yếu tố châm ngòi để hiểu được cách né tránh hoặc chuẩn bị cho chúng. Bạn cũng có thể viết nhật ký và ghi lại mỗi lần nó xuất hiện. Identify triggers to learn how you can avoid them or prepare for them. You can do this by keeping a diary and making a note of each time it occurs.
– Tập thiền để thư giãn tâm trí khi cảm thấy ngợp. Practice meditation to help your mind relax when you are feeling overwhelmed.
– Tối ưu không gian sống để loại bỏ những thứ châm ngòi làm quá tải giác quan, như ánh sáng quá gắt hay quá mạnh và loa âm lượng lớn. Optimize your living space to remove things that trigger sensory overload, such as bright or harsh lights and loud speakers.
Tham khảo. Sources
Strömberg M, Liman L, Bang P, Igelström K. Experiences of sensory overload and communication barriers by autistic adults in health care settings. Autism Adult. 2022;4(1):66-75. doi:10.1089/aut.2020.0074
Cleveland Clinic. How to manage (and even overcome) sensory overload.
Kong M, Moreno MA. Sensory processing in children. JAMA Pediatr. 2018;172(12):1208. doi:10.1001/jamapediatrics.2018.3774
Clancy K, Ding M, Bernat E, Schmidt NB, Li W. Restless ‘rest’: intrinsic sensory hyperactivity and disinhibition in post-traumatic stress disorder. Brain. 2017;140(7):2041-2050. doi:10.1093/brain/awx116
Goadsby PJ, Holland PR, Martins-Oliveira M, Hoffmann J, Schankin C, Akerman S. Pathophysiology of migraine: A disorder of sensory processing. Physiol Rev. 2017;97(2):553-622. doi:10.1152/physrev.00034.2015
Ghosh P, Ghosh S, Mondal S, Moulik S. Assessing sensory processing disorders in a child guidance clinic with focus on ADHD. East J Psychiatry. 2019;22:1-10. doi:10.5005/EJP-22-1-1
Texas Education Agency. Sensory Integration and Praxis Test.
Gomez INB, Calsa AP, Esguearra JT, et al. Psychometric properties of the sensory processing and self-regulation checklist: English version. Occup Ther Int. 2021;2021:6658786. doi:10.1155/2021/6658786
Friberg D. Understanding the use of family-centered principles by early intervention occupational therapists in the development of sensory diets. Am J Occup Ther. 2018;72(4 Supp 1):7211505153p1. doi:10.5014/ajot.2018.72S1-PO7017
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-sensory-overload-5085110
Như Trang.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
135 lượt xem, 119 người xem - 121 điểm