Bảo Hân@Triết Học Tuổi Trẻ
2 năm trước
Cán Cân Hoạt Động
“Cuộc sống này có thể không công bằng nhưng luôn cân bằng.”
Bài viết này sẽ đề cập tới câu chuyện không mới, câu chuyện được tiếp nối bởi câu hỏi: “làm thế nào để cân bằng + điều gì đó” bằng những câu trả lời mới của tôi, sau vài trải nghiệm không thể nào quên của mình.
Thông thường, câu hỏi ấy được đặt ra khi chúng ta nhận thấy đã có sự mất cân bằng ở cuộc sống của bản thân, nên cần được ổn định lại. Khi ấy, ta mới chợt nhận ra cuộc sống rất cần sự cân bằng, để vận hành, như lúc chúng ta tập đi xe đạp, xe máy thì giữ được thăng bằng là bước đầu tiên để chiếc xe có thể chuyển động và ta có thể đi. Nhưng tôi đang muốn nói tới, hãy thử nghĩ ở một góc độ khác xem, liệu có bao giờ lý do chúng ta cân bằng cuộc sống xuất phát từ chính mong muốn của bản thân, muốn có cuộc sống tốt hơn? Và tất nhiên, nguyên nhân bắt đầu khác sẽ dẫn đến những hành động khác theo, tự mình mong muốn làm gì đó không chỉ là là sự tự ý thức bản thân mà còn là sự chuẩn bị tốt cho những trải nghiệm lý tưởng hơn.
Khái niệm cân bằng đã xuất hiện từ khá sớm với nội dung: “Cân bằng là ít có sự cách biệt nhất” hay xem xét tất cả các khía cạnh trong cuộc sống để dành cho chúng sự ưu tiên như nhau. Khi nhắc tới cụm từ này, tôi đã thị giác hóa nó với hình ảnh cái cân nhưng là một cái cân đặc biệt. Hai bên cái cân đôi khi lại không hề bằng nhau cùng thời điểm, đó là sự khác biệt chủ yếu giữa công bằng và cân bằng. Rất nhiều thứ ta cần cân bằng, như: cuộc sống cá nhân & cuộc sống cộng đồng, lí trí & cảm xúc, những trải nghiệm vui & buồn,... Không như công bằng, luôn kiếm tìm và đảm bảo công lý, cuộc sống cân bằng mang cả mặt tốt và xấu ngang nhau.
Tôi nhớ lại thời gian còn là học sinh, cứ mỗi dịp nghỉ hè qua đi, khi đang rậm rịch bước vào một năm học mới, bố mẹ và tôi đều cảm thấy tâm trí tôi vẫn còn đang bay vương lại ở chuyến du lịch hay trò chơi nào đó rồi. Câu dặn dò, nhắc nhở “Vào năm học mới rồi, đừng mải chơi nữa mà hãy tập trung học đi” không lạ với chúng ta, vì ai cũng từng cảm thấy mình đang dần mất cân bằng giữa việc chơi và học sau một quãng thời gian nghỉ dài. Nếu không sớm lập thời gian biểu (cách thức khá phổ biến) thì theo đó, cái cân sẽ bị lệch hẳn về 1 bên, và hậu quả dễ thấy là: điểm kém. Đã từng có khi nào, vì không cân bằng được thời gian mà bạn đã bỏ lỡ ai đó, điều gì đó quan trọng? Sự mất cân bằng có khiến bạn vừa tạo ra sức ép quá lớn nhưng cũng vừa lãng phí chưa không tận dụng được gì? Quan trọng không kém sự cân bằng hệ sinh thái, mỗi cuộc sống cần được trọn vẹn hơn. Hãy tham khảo 2 bước sau đây của tôi về cách để cân bằng thêm phần dễ dàng hơn.
Nhận biết tình hình
Không thể bắt đầu làm gì mà chưa hiểu rõ những gì đang diễn ra, nếu không sẽ chỉ để lại tác động vô nghĩa cho vấn đề nhưng tiêu cực cho những cái liên quan. Không thể đặt lại cán cân nếu không biết mình đã đặt gì lên đó, và cái cân có đang chuyển động như thế nào. Bản thân muốn nó thay đổi ra sao, muốn cân cái gì? Có thể bạn thấy rõ được sự mất cân bằng của mình nhờ người khác nhưng ta cần kết hợp hài hòa các khía cạnh trong cuộc sống thường xuyên hơn. Vì con đường, lựa chọn của bạn hãy để bạn tự nắm lấy để có thể đi trước đón đầu. Mọi sự chuẩn bị kỹ càng sẽ đem lại thành công.
Phân tích
Khía cạnh đầu tiên và cũng là khía cạnh quan trọng nhất để quyết định hướng đi của bạn, chính là sự phù hợp theo từng độ tuổi. Lứa tuổi học sinh quan tâm đến việc học chơi đan xen vì ở thời điểm đó, các em vẫn còn tò mò với thế giới xung quanh, muốn thử, muốn trải nghiệm nhiều hơn là việc ngồi yên hàng giờ đồng hồ để tiếp thu kiến thức mới theo cách mà các em cho là khô khan. Lớn hơn một chút, ta bắt đầu xuất hiện mối lo về kiếm sống, nâng cao bản thân để mở rộng cơ hội, các mối quan hệ và trăn trở, tìm tòi giá trị, về đam mê của bản thân. Thêm vài tuổi nữa, gia đình, công việc dường như đang lấy đi quá nhiều chỗ, ngoài phạm vi cho phép của một bên cân. Sức khỏe, sau tất cả, vẫn hay bị lãng quên, xem nhẹ dù đây là thứ giúp ta có và sẽ tiếp tục có. Mỗi thời gian mang theo quan điểm và góc nhìn khác nhau khiến chúng ta phải liên tục nâng lên đặt xuống những gì có thể cân bằng, những gì nên loại bỏ.
Mặc dù cái cân là của riêng mình nhưng không thể tùy tiện sắp xếp. Vì mỗi cái cân đều có nguyên lý riêng thì mới cân bằng được. Cán cân công lý thăng bằng nhờ pháp luật, các cán cân thông dụng cần lò xo để bằng nhau. Còn cán cân của cuộc sống cân bằng cần kỷ luật để làm cho 2 bên cảm nhận được sức nặng của "vật" nằm trên nó. Có bao giờ ta thắc mắc vì sao cùng có 24h/ngày như nhau mà họ có thể làm được nhiều như vậy. Họ vượt qua khó khăn trong việc kiểm soát bản thân như thế nào? Và sự kỷ luật phải chăng là câu trả lời cho mỗi đêm ta thao thức, mệt mỏi, muốn bỏ cuộc nhưng vẫn có thể tiếp tục cố gắng và mong chờ nhận về kết quả xứng đáng.
Đáp án cho tranh luận: sống theo lí trí hay con tim đó là hãy biết hài hòa, vì nó giúp ta (đôi khi trong tiềm thức) ra quyết định và lựa chọn. Cơ thể vận hành rất tốt màn phối hợp giữa trí óc và trái tim nên con người sử dụng nó cũng cần như vậy, chỉ nhưng ai sống hoàn toàn lí trí hoặc cảm xúc mới khó gặp chứ thực ra chúng ta đang kết hợp lặng lẽ 2 yếu tố này và cần sự thăng bằng lại.
Lối sống cân bằng giữa những gì ta nhận được từ thiên nhiên với hành động ta trao đi để bảo vệ môi trường mang lại nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Có môi trường sống ổn định, bản thân có sức khỏe, giữa người với người tồn tại sự bình đẳng trên con đường mưu cầu hạnh phúc.
Sự phát triển trong 1 đất nước theo tôi nằm ở mức độ tiếp cận giáo tục tiến bộ và y tế , đừng mở rộng khoảng cách quá lớn, giữa vùng sâu xa và thành thị xô bồ. Có đang lãng phí gì đó không, như trường hợp lượng mưa lớn khiến hệ thống xử lý nước thải ở Hà Nội không thể chứa thêm, gây ra tình trạng ngập lụt ở nội thành; tuy nhiên lại đang lãng phí hệ thống đồng cỏ, ao, sông, hồ ở vùng ngoại ô có thể hấp thụ nước để giảm sức ép cho trung tâm thành phố. Và thế là lại thấy những hình ảnh người dắt phương tiện mò trong làn nước trôi đầy vật dụng lặng lẽ đứng yên thường ngày. Nhu cầu sống của mỗi công dân là điều thiết yếu, dù ở bất cứ đâu, quốc gia nào thì họ đều là những người dân đặt niềm tin vào dân tộc mình.
"Người bạn gặp đều là người bạn nên gặp", "Những gì xảy đến với bạn đều là những điều phải xảy đến". Cuộc đời không lường trước được buồn vui, vì nó vô thường quá. Hãy nghĩ như thế này, trải nghiệm tốt đem lại cho ta kỷ niệm đẹp, trải nghiệm xấu khiến ta dừng lại, nhìn nhận lại, có thêm kinh nghiệm, cơ hội để đổi mới, đột phá hơn nữa. Hình ảnh diễn xiếc đi xe đẹp trên sợi dây cứ trở đi trở lại trong đầu tôi, rồi tôi chợt nghĩ:
À, họ đã cân bằng được và làm nên kỳ tích."
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
414 lượt xem, 373 người xem - 373 điểm