Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 7 Cách Để Ngưng Ghét Bỏ Bản Thân Và Tìm Kiếm Hạnh Phúc Lâu Dài

Chúng ta thường hay diễn tả rằng kẻ thù tệ nhất của chính mình là chính mình. Rất nhiều người sẽ tự chỉ trích và xem thường bản thân đầu tiên.

Ghét bỏ chính mình là một hình thức của sự "tự ghê tởm bản thân." Đây thực sự là một hiện tượng khá phổ biến đối với nhiều người có suy nghĩ tiêu cực.

Mặc dù phổ biến là vậy nhưng sự tự ghê tởm bản thân không phải thứ mà chúng ta sinh ra. Các nghiên cứu trong tâm lý học đã chỉ ra rằng sự ghê tởm bản thân là một cơ chế do học mà có được bởi vì khi còn là những đứa trẻ, con người không có khả năng tự ghét bỏ bản thân.

Ghét bỏ bản thân là dấu hiệu của lòng tự trọng thấp. Việc hạ thấp giá trị bản thân có rất nhiều biểu hiện, nhưng sự tự ghê tởm bản thân có lẽ là nhân tố gây hại nhiều nhất trong số đó. Bạn tự hủy hoại thành tích cũng như khả năng của chính mình, cho rằng những người khác luôn làm tốt hơn bạn.

Bất kể nguồn gốc như thế nào, việc bạn tự ghét bỏ bản thân có thể mang lại vô vàn những tác hại tiêu cực trong cuộc sống, chẳng hạn như cảm giác cô đơn cùng cực; nguy cơ trầm cảm cao; gặp khó khăn trong tình bạn và các mối quan hệ tình cảm; giảm thiểu hiệu suất học tập hoặc công việc; tăng khả năng bị tổn thương trước việc lạm dụng chất kích thích và đồ uống có cồn; thậm chí xảy ra nhiều hậu quả gây tử vong.

Có thể bạn đọc những dòng này bởi vì bạn phát hiện ra những dấu hiệu của việc tự ghê tởm bản thân trong cuộc sống và muốn thay đổi, hoặc bạn muốn giúp đỡ người khác vượt qua được cảm giác của việc hạ thấp giá trị bản thân.

Trong bài báo này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 7 cách nhẹ nhàng để ngừng ghét bản thân.

Nhưng trước tiên, hãy cùng khám phá những nguyên nhân chính dẫn đến biểu hiện của việc tự ghê tởm bản thân.

Biểu hiện

Các nghiên cứu tâm lý đã cho thấy rằng nếu bạn có xu hướng tự ghê tởm, hành vi của bạn sẽ chỉ ra điều này. Ví dụ, bạn tự ghê tởm bản thân nếu ăn quá nhiều hoặc quá ít; hoặc nếu mọi người thường mô tả bạn là một người quá dễ dãi hoặc dễ bị dụ dỗ; hoặc bạn ghét những người mà bạn nghĩ rằng họ là mối đe dọa hoặc cạnh tranh; rồi bạn phá hủy các mối quan hệ, cô lập bản thân với những người mà bạn yêu thương; tham gia vào những cuộc tự đối thoại tiêu cực; và có thói quen chi tiêu không kiểm soát.

Những hành vi này có thể không biểu hiện rõ ràng, đặc biệt là khi bạn thấy mình thường xuyên so sánh bản thân với người khác, hoặc liên tục tìm cách hạ thấp bản thân mà không thể thực sự xác định được bất cứ thứ gì gây bất ổn cho mình. Hoặc là, bạn quá để tâm đến tiếng nói nội tâm khi nó mắng mỏ bạn, và rồi bạn từ chối thách thức nó ngay cả khi nó khiến bạn đau khổ.

Một số người thì cố gắng che đậy cái cảm giác tồi tệ này bằng cách hành xử như thể họ vượt trội hơn so với những người khác, hoặc cố gắng chứng minh rằng là họ giỏi nhất trong việc tránh khỏi những lời mà tâm trí họ đang trách móc bản thân. Thế nhưng bạn lại thấy rằng sự tự ghê tởm chỉ biểu hiện bên trong con người bạn, và quá trình này chỉ ra sự khác biệt giữa nhân sinh quan lành mạnh và thực tế với đấu tranh nội tâm để khẳng định những cách nhìn tiêu cực của chúng ta với chính bản thân mình.

7 hướng dẫn để ngừng ghét bản thân

1. Học cách nhận tự thức bản thân.

Cảm giác tốt là một chuyện, nhưng có thể xác định chính xác lý do vì sao cảm thấy tốt lại là chuyện khác hoàn toàn. Thực tế, hiểu được lý do đằng sau những cảm xúc tích cực là dấu hiệu của người nhận thức được bản thân. Khi bạn tự nhận thức được, bạn sẽ khá hơn trong việc trau dồi những điều tốt đẹp trong cuộc sống và loại bỏ hoặc biết cách thay đổi tiêu cực.

Việc tự nhận thức được bản thân là mấu chốt đầu tiên để vượt qua cảm giác tự ghê tởm. Có được sự tự nhận thức đồng nghĩa với việc bạn có sự am hiểu rõ ràng về việc bạn là ai, bao gồm cả điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, niềm tin và cảm xúc của bản thân. Nếu bạn tự nhận thức được, bạn sẽ có cơ hội tạo ra những thay đổi tỉnh táo trong hành xử và niềm tin, giúp bạn thay đổi cảm xúc.

woman standing in front of vanity mirror

Bất cứ nơi nào mà bạn chọn để đặt sự tập trung, hành động và cảm xúc sẽ giúp bạn xác định được vị trí của bạn trong cuộc sống. Khi bạn có nhận thức về bản thân, bạn có thể thấy hướng mà suy nghĩ và cảm xúc của bạn đang đi. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi thực hiện những thay đổi mà bạn muốn trong cuộc sống cho đến khi bạn có được sự tự nhận thức này.

Tự nhận thức được phát triển bằng cách đặt sự tập trung của bạn vào suy nghĩ và hành vi. Ví dụ, nếu bạn trải qua phản ứng tức giận, bạn có thể ghi lại cảm nghĩ và những yếu tố dẫn đến cảm xúc này.

Bạn cũng sẽ nhận thấy điều này khi thay đổi cách bạn nhận thức mọi thứ, hoặc chọn không tin những gì bạn đang nghĩ. Làm điều này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt hơn trong quá trình suy nghĩ trước khi có phản ứng cảm xúc hoặc bộc lộ bất kỳ hành vi tiêu cực nào.

2. Thay đổi những suy nghĩ tiêu cực

Những kiểu suy nghĩ tiêu cực có tác động mạnh mẽ và có thể phá hủy cuộc sống của bạn. Vì thế hãy phát triển những thói quen giúp bạn ngừng tiêu cực. Khi nhận biết và xác định được các kiểu suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể bước ra khỏi chúng và học cách xem những suy nghĩ trong đầu bạn chỉ là những suy nghĩ mà thôi.

Bạn có thể ngừng coi những suy nghĩ này là một thực tế. Bạn có thể nhận ra điều này khi đang thực hiện chúng một cách quá nghiêm túc. Khi bạn biết bạn có xu hướng hay suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể chọn chỉ lắng nghe những suy nghĩ mà bạn thấy là có giá trị hoặc hữu ích thay vì tự động tuân theo mọi thứ xuất hiện trong đầu.

Làm thế nào để đối phó với những người tiêu cực

Việc nhìn nhận suy nghĩ một cách ngẫu nhiên sẽ giúp bạn chuyển từ trạng thái tiêu cực sang tích cực. Giả sử bạn thức dậy vào một ngày và trời đang đổ mưa. Nếu bạn nghĩ ngay rằng là "Hôm nay sẽ rất tồi tệ", thì có lẽ bạn sẽ có một ngày khủng khiếp đúng như bạn đã dự đoán. Tuy nhiên, nếu bạn xoay chuyển quá trình suy nghĩ của mình và chọn không tin vào suy nghĩ tiêu cực đó, bạn vẫn có thể có một ngày tuyệt vời.

woman wearing gray long-sleeved shirt in front of table with piece of cake

Sự thật là, vấn đề không nằm ở việc bạn có những suy nghĩ tiêu cực. Mà nó phát sinh khi bạn tin rằng những suy nghĩ ấy là đúng. Khi giải phóng được những suy nghĩ tiêu cực ấy, chúng sẽ không còn tạo ra cho bạn những cảm xúc khó chịu nữa.

3. Tha thứ cho những lỗi lầm mà bản thân đã mắc phải

Học cách buông bỏ cảm giác tội lỗi, tức giận, oán hận. Chẳng có gì tệ hơn việc cảm thấy tuyệt vọng hoàn toàn sau khi mắc lỗi và thất bại. Thông thường, những lần mắc lỗi mà phải hàng tháng hoặc thậm chí hàng mấy năm trời bạn mới có thể sửa được sẽ khiến bạn trở nên mù quáng. Nhưng với tinh thần ngoan cường và cảm xúc gai góc, nỗi đau có thể biến thành sự thấu hiểu, trưởng thành và tha thứ.

Làm thế nào để buông bỏ sự tức giận và nỗi oán hận

Có một vài việc bạn có thể làm để bắt đầu tha thứ cho bản thân. Đầu tiên, bất kỳ tình huống tiêu cực nào cũng sẽ có mặt tốt của nó, hãy tìm kiếm. Bạn có thể sẽ lĩnh hội được một quan điểm mới mẻ về thứ gì đó, hoặc là lỗi lầm của bạn sẽ dẫn bạn đi đúng hướng, đến nơi mang lại cho bạn hạnh phúc.

Sử dụng những bài học bạn đã học để xác định lại những gì bạn muốn trong cuộc sống. Và đôi khi bạn chỉ cần thư giãn, hít một hơi và buông tay. Đừng quá coi trọng lỗi lầm của bản thân. Bất kể thứ gì bạn đang trải qua cũng đều là thứ mà nhiều người đã trải qua trước đó, hoặc cũng có người sẽ trải qua nó trong tương lai.

closeup photo of woman wearing black top

Giả sử bạn từ chối một công việc mà khi nhìn lại thì nó có vẻ như là một cơ hội tốt. Bạn phải nhớ rằng việc bạn đang có những thông tin mà trước đó mình không có sẽ ảnh hưởng đến quan điểm hiện tại của bạn.

Lúc đó chính là lúc bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho nhu cầu của bản thân. Bạn có thể đã học được từ trải nghiệm này rằng bạn cần phải thay đổi các ưu tiên của mình khi đề cập đến lợi ích hoặc tính năng của công việc, nhưng bây giờ thì bạn có thể tận dụng những thông tin đó để thăng tiến lên chức vụ tốt nhất có thể.

4. Ngưng cạnh tranh với người khác

Mỗi người sinh ra trên thế giới này đều là một món quà có một không hai, vậy nên đã đến lúc bạn phải ngừng để ý đến những thứ người khác có còn bạn thì không, và bắt đầu tin rằng bạn cũng là một người đặc biệt trong số họ. Việc cảm thấy một chút cạnh tranh sẽ giúp ích cho bạn vì nó thúc đẩy bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đẩy việc này đi quá xa, chắc chắn sẽ có vấn đề. Nó sẽ khiến bạn bất hòa với những người xung quanh, và làm lộ rõ lòng tự trọng thấp của bạn.

Để ngưng cạnh tranh với người khác, hãy lùi lại và vượt qua những cảm xúc đằng sau việc này. Tìm ra những thứ đã khiến cảm giác cạnh tranh và ghen tị của bạn nảy sinh. Chẳng hạn như việc bạn không thể chịu được cảm giác thua cuộc hay nhìn thấy ai đó giỏi việc hơn mìn

Làm thế nào để bắt đầu một “Nhóm Quân Sư”

Dù khởi đầu của bạn thế nào thì việc xác định chúng có thể sẽ giúp bạn kiểm soát được những hoàn cảnh mà trong đó cảm giác cạnh tranh của bạn phát sinh. Bạn có thể dạy bản thân suy nghĩ lại và dừng lại để nghĩ xem tại sao bạn cảm thấy như vậy. Nếu tính cạnh tranh của bạn bắt nguồn từ sự ghen tị thì nó có mang lại lợi ích cho bạn không? Hãy tìm ra nguồn gốc của cảm xúc cốt lõi và tự nhủ rằng bạn có thể tự trấn an bản thân.

Hãy giả sử thế này: đồng nghiệp của bạn được tăng lương, còn bạn thì không. Nếu điều đó làm bạn cảm thấy bị xúc phạm, hãy dừng lại để xem xét những lý do khả thi. Bạn nghĩ bạn làm tốt hơn họ? Bạn cho rằng họ lười biếng và không xứng đáng được tăng lương? 

Vậy thì hãy thử nghĩ khác đi một chút. Biết đâu họ đã nhận một dự án mới mà bạn không hề hay biết, hoặc là họ được xem xét lại và kết quả là được tăng lương? Vậy nên đừng vội đi đến những kết luận khiến bạn cảm thấy muốn cạnh tranh với họ ngay lập tức. Chỉ cần chú ý và làm việc một cách tốt nhất có thể thì bạn cũng sẽ được tăng lương.

5. Dành thời gian với những người có quan điểm tích cực

Hãy chống lại sự ghét bỏ bản thân bằng cách ở bên những người tích cực, những người khiến bạn cảm thấy được hỗ trợ và đánh giá cao bản chất của bạn. Trong khi nhiều người chỉ tập trung vào chế độ ăn kiêng và thể dục để cải thiện sức khỏe thì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe còn bị ảnh hưởng bởi những người bạn bên cạnh ta.

Thực tế, những hành vi nhất định rất dễ bị lây lan, và mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến khả năng bị béo phì, lo âu và cảm giác thỏa mãn của chúng ta. Các báo cáo thậm chí đã tìm ra rằng những người tập thể dục thường xuyên có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mạng xã hội.

Nếu bạn dành thời gian ở cùng với những người có lối suy nghĩ tích cực và lòng tự trọng vừa phải, bạn sẽ học được những thói quen đó và có cảm nhận tương tự về bản thân. Hãy cố gắng có cho mình dăm ba người bạn thân ngoài đời, thay vì những người bạn ảo cách xa cả ngàn dặm trên Facebook.

women forming heart gestures during daytime

Việc có một nhóm những người bạn hết lòng tiếp thêm sự tích cực sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn hơn bất kỳ loại thuốc nào, và nó cũng sẽ cung cấp cho bạn nhiều lợi ích hơn bất kỳ thứ gì khác. Chẳng hạn như bạn sẽ có những cuộc trò chuyện ý nghĩa với bạn bè và đọc được ngôn ngữ cơ thế của người khác khi giao tiếp.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng tiêu cực sinh ra tiêu cực. Hãy tránh xa những người lúc nào cũng phàn nàn hoặc luôn nghĩ đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nếu bạn của bạn liên tục khiến bạn phiền não, hãy hạn chế thời gian dành cho người đó.

Bởi vì bạn biết đấy, khi xung quanh người bạn đó, hãy để ý xem quá trình suy nghĩ của bạn đã phải thay đổi như thế nào để phù hợp với họ, hoặc cảm giác của bạn ra sao khi rời xa họ. Làm điều này để khiến bạn không muốn dành thời gian cho họ trong tương lai nữa, đặc biệt là nếu bạn đang cố gắng muốn tạo ra một sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

6. Phát triển tình yêu thương với bản thân

Thay vì ghét bỏ, hãy học cách yêu thương bản thân. Mối quan hệ giữa bạn với chính mình được cho là mối quan hệ quan trọng nhất mà bạn có trong cả cuộc đời. Mối quan hệ này đánh dấu nền tảng cho mọi thứ khác mà bạn có. Chăm sóc bản thân cũng là một cách tốt để phát triển mối quan hệ yêu thương với chính mình.

woman holding fork in front table

Khi cuộc sống trở nên bận rộn, bạn rất dễ bỏ bê sức khỏe. Nhưng việc thực hành chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Đừng cảm thấy ích kỷ hay tội lỗi gì cả khi bạn dành thời gian chăm sóc bản thân. Bởi vì quan tâm đến sức khỏe không bao giờ là một điều ích kỷ. Bạn sẽ chỉ có thể giúp đỡ người khác khi bạn giúp được chính mình đầu tiên.

Mỗi người có một cách chăm sóc bản thân khác nhau và có thể làm nhiều thứ khác nhau để tự chăm sóc chính mình. Điều quan trọng là tìm ra chính xác những gì khiến bạn trở nên hoàn hảo nhất. Có thể bạn là kiểu người muốn dành thời gian để yên tĩnh đọc sách hoặc thiền, hoặc có thể bạn phù hợp với một bài tập cường độ cao hoặc chạy bộ hơn.  Hãy nghĩ về những gì đã khiến bạn tốt lên, và dành thời gian trong ngày để làm điều đó. Đừng đặt việc tự chăm sóc bản thân sang một bên để làm những nghĩa vụ khác.

7. Ăn mừng chiến thắng

Một trong những lý do chính mà con người đặt ra mục tiêu chính là để đạt được chúng. Sau tất cả những nỗ lực làm việc đó, điều quan trọng là hãy ăn mừng và tự thưởng cho chính mình. Nếu bạn đạt được mục tiêu và chuyển sang nhiệm vụ kế tiếp, bạn sẽ thấy quá trình này dường như chưa được toại nguyện và việc đáp ứng được các mục tiêu sẽ khiến bạn vui hơn.

Học cách tự thưởng cho bản thân sau những thành tích mà bạn đã đạt được. Hãy đánh giá cao tất cả những khả năng bạn có. Bất kể lớn hay nhỏ, hãy tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng. Hãy dành thời gian để biết bạn đã cống hiến nhiều thế nào cho dự án, và đó cũng là tất cả những gì bạn có thể đòi hỏi. Khi bạn ăn mừng chiến thắng của mình, bạn sẽ tự tin rằng mình cần phải thực hiện nhiều thử thách hơn nữa.

person holding Yeah!! printer paper

Cơ thể bạn cũng được giải phóng endorphin và bạn cảm thấy tuyệt vời trong khi thành công của bản thân càng ngày càng vững chắc. Rất nhiều điều chúng ta làm bị hạn chế hoặc được thúc đẩy bởi tâm lý, vì vậy việc ăn mừng chiến thắng sẽ củng cố cho những hành vi bạn muốn thể hiện khi đối mặt với những cơ hội mới.

Mặt khác, nếu không ăn mừng thành tích của mình, thì chính bạn đang tự nhủ với bản thân rằng bất cứ điều gì mình đang làm đều không quan trọng. Nếu bạn trải qua những ngày nhàm chán, bạn sẽ không còn nỗ lực để đạt được kết quả mà mình cần nữa. Ngoài ra, không tổ chức tiệc ăn mừng còn có thể dẫn đến những cảm giác trống rỗng, khiến cho năng suất làm việc của con người giảm dần theo thời gian.

Vậy nên hãy bắt đầu yêu thương bản thân nhiều hơn.

Hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu về những tác động tiêu cực của sự ghét bỏ bản thân và việc yêu thương bản thân có thể giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên và niềm vui lâu dài trong cuộc sống như thế nào.

Hy vọng rằng, những lời khuyên về yêu thương bản thân sẽ truyền cảm hứng để bạn thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tích cực nhất.

Cuối cùng, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của sự tự căm ghét, khiến bạn bị trầm cảm hoặc lo lắng, hãy đến tham khảo ý kiến các chuyên gia sức khỏe tâm thần uy tín để giải quyết kịp thời vấn đề này.


----------

Tác giả: SJ. Scott

Link bài gốc: 7 Life-Changing Ways to Stop Hating Yourself and Find Lasting Happiness

Dịch giả: Nguyễn Lâm Bằng - ToMo-Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Lâm Bằng - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***)Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring


 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

946 lượt xem