Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[ToMo] 4 Mẹo Hay Để Vượt Qua Câu Hỏi “Hãy Bán Cho Tôi Cây Bút Này” Trong Buổi Phỏng Vấn

Bạn đang tham dự một cuộc phỏng vấn cho vị trí Nhân viên bán hàng, và mọi thứ đang tiến triển tốt. Nhưng sau đó nhà tuyển dụng đưa ra thử thách mà bạn đã dự liệu trước (mặc dù nghĩ đến nó vẫn khá là đáng sợ): “Hãy bán cho tôi cây bút này.”

Kiểu yêu cầu xử lý ngay lập tức này đủ để khiến cho dạ dày của bạn rơi thẳng xuống chân. Nghĩ đến việc nên bắt đầu như thế nào đã là một thách thức, và cộng với thực tế rằng các dây thần kinh của bạn đang chạy đua, thường bạn sẽ không thể nhớ ra được điều gì và chỉ liếc nhìn cây bút một cách hoàn toàn lúng túng.

Thật may là giống như bất cứ loại câu hỏi phỏng vấn khác, một chút chuẩn bị và luyện tập có thể giúp bạn có được câu trả lời ghi điểm.

Vậy nên bạn cần biết những gì để trả lời câu hỏi “hãy bán cho tôi thứ gì đó” một cách hiệu quả? Chúng tôi sẽ bao hàm toàn bộ chi tiết ở đây.

Tại sao nhà tuyển dụng lại đặt ra câu hỏi này?

Như bạn có thể đoán, loại câu hỏi này thường được hỏi trong buổi phỏng vấn cho vị trí nhân viên bán hàng.

Mặc dù một cây bút thường là vật thể mặc định, nó không phải là kịch bản duy nhất cho loại yêu cầu bán hàng ngay lập tức này. Nhà tuyền dụng của bạn có lẽ sẽ yêu cầu “Hãy bán cho tôi chai nước này” hay thậm chí đơn giản là “Hãy bán cho tôi thứ gì đó” và sau đó, bạn sẽ chọn một vật trong phòng và đưa ra lời rao bán hàng của bạn.

Thật khá hấp dẫn khi nghĩ rằng họ đưa ra yêu cầu này chỉ để khiến bạn bối rối hay đặt bạn vào thế khó – và thực ra thì, điều đó phần nào cũng đúng.

“Bán hàng là nghề có áp lực khá cao. Các nhà tuyển dụng muốn thấy cách bạn trả lời câu hỏi, không nhất thiết là bạn nói gì”, Neely Raffellini, nhà hướng nghiệp của Muse và là nhà sáng lập của dự án 9 to 5 nói. “Bạn có trả lời câu hỏi với sự tự tin không? Bạn có thành thật không?”

Trong bất kỳ vai trò bán hàng nào, đôi khi bạn sẽ nhận thấy mình rơi vào một tình huống nào đó. Vậy nên nhà tuyển dụng không đặt ra câu hỏi này với mong đợi rằng bạn sẽ có một câu trả lời hoàn hảo (mặc dù điều đó không hại gì cả!). Nhưng thay vào đó, họ đơn giản chỉ muốn quan sát cách bạn phản ứng lại áp lực.

4 mẹo hay cho câu trả lời cho câu hỏi “Hãy bán cho tôi cây bút này”

Thật là an tâm khi biết rằng các nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn đến cách ứng xử của bạn – trái với nội dung trong câu trả lời của bạn.

Tuy nhiên, bạn cần một vài thứ để nói (và theo lý tưởng, nó sẽ có hiệu quả và gây ấn tượng). Dưới đây là bốn mẹo giúp cho bạn tạo ra một câu trả lời có sức ảnh hưởng đối với câu hỏi phổ biến này.


1. Hãy Tự Tin

Hãy nhớ rằng, lý do căn bản nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này là để đánh giá phản ứng của bạn tốt như thế nào khi bạn bị áp lực hoặc bất ngờ.

Thậm chí nếu bạn không đánh bóng bài diễn văn về bán hàng của mình một cách hoàn hảo để thu hút ngay sự chú ý, thì hãy thể hiện sự tự tin một cách tốt nhất có thể khi bạn trả lời câu hỏi.

Ngồi thẳng dậy, giữ sự giao tiếp bằng mắt, nói một cách rõ ràng và mỉm cười. Những hành động đó sẽ khiến bạn trông bình tĩnh và tự tin – bất kể nội dung trong lời rao bán hàng của bạn như thế nào.

2. Nhấn Mạnh Nhu Cầu

Trong một cảnh nổi tiếng của bộ phim Sói Già Phố Wall, nhân vật của Leonardo DiCaprio nói với một nhân viên bán hàng, “Hãy bán cho tôi cây bút này.” Nhân viên bán hàng ngay lập tức cầm lấy cây bút từ DiCaprio và sau đó yêu cầu anh ấy viết tên của mình xuống – điều mà không thể thực hiện nếu không có bất kỳ dụng cụ để viết nào.

“Mục đích đó là chứng minh rằng anh cần một cây bút,” Dan Ratner, một nhân viên cũ trong phòng khách hàng của The Muse giải thích.

Mặc dù có lẽ bạn sẽ không sao chép chính xác phương pháp đó, nhưng đây nhất định là một chiến thuật bạn có thể mượn khi trả lời câu hỏi này.

Điểm tốt nhất để bắt đầu đó là bằng việc đặt các câu hỏi. Việc nhảy ngay vào lời rao bán hàng dài dòng nghe khá là hấp dẫn. Nhưng hãy nhớ rằng một người bán hàng giỏi sử dụng thời gian nhằm tìm hiểu về những nhu cầu, mục tiêu và thách thức của khách hàng tương lai của mình để có thể thay đổi lời rao bán hàng cho phù hợp với khán giả của họ.

“Mục tiêu của bạn là đào sâu hơn và tìm hiểu tại sao họ cần bất cứ thứ gì mà bạn bán” Ratner nói thêm. “Thường thì điều này có thể xác định được bằng việc đơn giản là hỏi Tại sao?”

Ratner giải thích sức mạnh của việc đặt loại câu hỏi này với những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn ví dụ bên dưới:

Nhà tuyển dụng: “Hãy bán cho tôi thứ gì đó.”

Ứng viên:”Okay, bạn cần gì?”

Nhà tuyển dụng: “Một chiếc xe mới”

Ứng viên: “Tại sao bạn lại cần một chiếc xe mới?”

Nhà tuyển dụng: “Chiếc xe cũ của tôi khá là hao xăng và tôi muốn một chiếc xe có MPG tốt hơn”.

Ứng viên: “Tại sao bạn lại muốn có MPG tốt hơn?”

Nhà tuyển dụng: “Tôi mệt mỏi với việc tốn hàng tấn tiền vào việc đổ đầy xăng cho chiếc SUV của mình rồi. Tôi muốn tiết kiệm tiền.”

Ứng viên: “Tại sao việc tiết kiệm tiền lại quan trọng với bạn?”

Nhà tuyển dụng: “Tôi tiết kiệm tiền để mua nhà.”

Ứng viên: “Những gì tôi nghe được đó là bạn đang có nhu cầu mua một chiếc xe giúp cho bạn tiết kiệm tiền dài hạn để có thể mua một căn nhà. Đúng như vậy không?”

Nhà tuyển dụng: “Đúng vậy.”

Ứng viên: “Thật là may mắn! Tôi đang bán những chiếc xe điện. Tôi rất thích việc bạn bắt đầu ước mơ của mình như là một người muốn sở hữu một căn nhà. Bạn thích tiền mặt hay thẻ hơn?”


3. Làm Nổi Bật Nét Đặc Trưng Và Lợi Ích

Ngoài ra để kết nối lời rao bán hàng của bạn với các nhu cầu cụ thể, cũng rất có ích khi chú ý đến các đặc trưng hay lợi ích của bất cứ cái gì mà bạn được yêu cầu bán. Tất cả điều này là để thiết lập lời xác nhận có giá trị đặc biệt cho sản phẩm đó.

“Ví dụ, cây bút của bạn viết mực có trơn tru không? Điều đó sẽ có lợi như thế nào? Có lẽ nó sẽ giúp họ viết nhanh hơn hay tốn ít nỗ lực hơn. Cây bút của họ có mực đỏ không? Mực đỏ sẽ giúp cho việc đánh dấu nổi bật hơn trên trang giấy,” Raffellini chia sẻ.

Raffellini nói rằng việc bán những vật có đặc trưng duy nhất hay nét đặc biệt là một chiến thuật cô ấy sử dụng trong buổi phỏng vấn của mình.

Trong buổi phỏng vấn cho vị trí bán hàng đầu tiên của mình, “Nhà tuyển dụng người mà đã hỏi tôi câu hỏi này có một câu bút nằm phía trước họ và chỉ vào cây bút nằm trước mặt tôi và nói “Hãy bán cho tôi cây bút đó”. Tôi đã nhận ra rằng nhà tuyển dụng không cần một cây bút, vậy nên tôi đã giải thích tại sao tôi sẽ chọn cây bút mà tôi có trước mặt mình. Nó có hiệu quả, bởi vì tôi đã nhận được công việc!”

4. Đừng Quên Lời Kết Thúc

Lời kết thúc là phần quan trọng nhất của việc bán hàng, nhưng nó cũng là một phần dễ quên nhất khi bạn biết rằng nhà tuyển dụng không thực sự kiểm tra cây bút của bạn.

Phần cuối trong câu trả lời của bạn có thể kết thúc với một sự lưu ý mạnh mẽ và để lại ấn tượng cuối cùng, vậy nên đừng sa vào cái bẫy của việc nghiêng về một vài thứ yếu ớt như “Vây nên, đó là cách tôi bán…”

Thay vào đó, hãy tổng kết những điểm chính bạn đã đưa ra sau đó, cho nhà tuyển dụng thấy bạn biết cách để kết thúc bằng việc thực sự đưa ra yêu cầu (giống như bạn đang ở trong một tình huống bán hàng thực sự). Điều đó có lẽ sẽ giống như vầy:

“Với sự cầm nắm thoải mái và mực viết trơn tru, cây bút này có thể giúp bạn tăng tốc độ viết của mình, tiết kiệm thời gian quý báu trong ngày và hoàn thành nhiều công việc hơn. Chúng ta có nên tiến tới việc chốt đơn đặt hàng của bạn không?”

Khi bạn đang săn tìm bất cứ loại vị trí bán hàng nào, bạn cần chuẩn bị để trả lời nhiều câu hỏi phỏng vấn kiểu “hãy bán cho tôi cây bút này.”

Tin tốt là các nhà tuyển dụng không mong đợi bạn sẽ có một lời rao hàng bóng bẩy sẵn sàng được đưa ra – mà họ hầu như đang cố gắng để thấy rõ cách bạn phản ứng lại với tình huống áp lực cao.

Vậy nên, hãy hít thở thật sâu, làm dịu lại dây thần kinh của bạn, và sau đó sử dụng những mẹo này để đưa ra một câu trả lời không chỉ khiến nhà tuyển dụng muốn mua cây bút đó mà còn dành cho bạn công việc đó.

----------           
Tác giả:
Kat Boogaard

Link bài gốc: 4 Tips for Responding to "Sell Me This Pen" in an Interview

Dịch giả: Nguyễn Kim Phượng - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Kim Phượng - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***)Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,296 lượt xem