Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tâm Lý] Liệu Chúng Ta Có Nên Yêu Mù Quáng?

TÌnh yêu mù quáng nên được hiểu thế nào? Nó có khiến chúng ta trở thành những kẻ lười biếng hay không?

Dành cho những ai đã trả lời được những câu hỏi trên

Bạn được sinh ra và theo lý thuyết thì thế là đủ để bạn hiểu tình yêu mù quáng là gì. Khi không có từ ngữ nào đủ để diễn tả kiểu tình yêu trên, người ta thường lấy tình yêu của bố mẹ dành cho con cái để làm ví dụ cho tình yêu vô điều kiện đích thực. 

Bố mẹ sinh bạn ra và yêu thương bạn vô điều kiện bất chấp những lỗi lầm hay những điều tốt đẹp của bạn.

Thật là tốt phải không!

Vậy còn những người bất mãn với tình yêu của bố mẹ thì sao? Những người có bố mẹ chưa đủ chín chắn về mặt tâm lý hay những người không nhận đủ sự yêu thương từ bố mẹ; những người trưởng thành phải rời xa vòng tay gia đình hay những người lại cảm thấy tình yêu của các bậc phụ huynh thật ngột ngạt? Những chia sẻ sau là dành cho bạn đấy:


Cho những người vẫn không thể hiểu tình yêu vô điều kiện là thế nào

Đã bao lần bạn mong muốn được yêu thương vì chính con người thật của mình? Đã bao lần bạn theo đuổi một mối quan hệ chỉ vì khao khát được yêu thương? Có bao giờ bạn nghĩ rằng tình yêu vô điều kiện là ngụ ý của sự hy sinh?

Tình yêu vô điều kiện thường là mục tiêu của cuộc đời và hiếm khi ta nghĩ đến định nghĩa của nó và làm cách nào để đạt được. Bản năng con người sẽ kích thích ta phải tìm mọi cách để thỏa mãn ước muốn được yêu thương theo một cách khá hỗn loạn trong khi bộ não lại đưa ra những quyết định có thể khiến trái tim ta tổn thương. Vậy đâu mới là sự cân bằng? Làm cách nào để trải nghiệm tình yêu vô điều kiện dành cho chính bản thân mình cũng như là dành cho những người khác?

Công giáo, chắc chắn rồi, rất nhiệt tình trong việc đưa ra những bàn luận sâu sắc về định nghĩa của tình yêu bao dung - còn gọi là agape - và làm cách nào để chúng ta có được nó. Có một tranh luận cho rằng agape chính là đồng nghĩa của tình yêu vô điều kiện. Trên thực tế, thứ gọi là agape là kiểu tình cảm như tình thân giúp gắn kết những người trong cộng đồng lại với nhau bỏ qua những lỗi lầm của mỗi cá nhân. Ngoài ra, vô điều kiện là từ dùng để mô tả tình yêu của Chúa dành cho con người bất chấp những những gì ta nghĩ về Chúa hay những tổn thương ta mang lại cho Ngài (Để thể hiện tình yêu vô điều kiện của Chúa dành cho con người mà Ngài đã đưa đứa con mình yêu nhất, Chúa Jesus, chết trên cái cọc chéo tượng trưng cho tội lỗi của con người - John 3:16).


Một lần nữa, nếu chúng ta không theo đạo Công giáo thì sao? Phải làm sao nếu chúng ta muốn hiểu được thế nào là một tình yêu bất chấp mà không phải bằng những thuật ngữ của kinh thánh? Làm sao để ta có thể chạm đến loại tình yêu này? Quan trọng hơn cả, nó có đáng để chúng ta phải cống hiến hết bản thân mình vì loại tình yêu này không? Hay sẽ là trái luân  nếu ta khoan dung cho bản thân mình hay một người khác quá mức?

Tình yêu, Đạo đức và Tâm lý học nhân văn

Vào giữa thế kỉ 20, một nhóm những nhà tâm lý học vượt qua những giới hạn của những giải thích của Freud và Skinner về bản năng của con người để tìm kiếm một cách nhìn nhận mang chính thể luận hơn về loài người. Những quan điểm của họ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học - điều này có nghĩa là họ đang cố tìm cách để giải thích nguyên do tồn tại của con người bằng những sự việc trong đời sống.

Nhà phân tích tâm lý Erich Fromm và sau này nữa là Rogers và Myers với những cách tiếp cận nhân văn đã giải thích rằng cụm từ ‘tình yêu vô điều kiện’ lần đầu được lý giải là ‘đánh giá tích cực một cách vô điều kiện.’ Điều này thể hiện rằng khả năng chữa lành của tình yêu giúp phát triển hoàn thiện tiềm năng của con người. Cụm từ này đã thể hiện sự thần kỳ của con người vì đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc chấp nhận một cách vô điều kiện chính bản thân của mình.

Nhưng, có một vấn đề trong  tôi khi tôi nói về tình yêu vô điều kiện liên quan đến chuẩn mực đạo đức. Vậy đâu là chuẩn mực đạo đức của một tình yêu vô điều kiện? Chúng ta có nên chấp nhận việc con trẻ chủ động làm tổn thương bản thân chúng và những người xung quanh? Chúng ta có nên níu giữ một người bạn đời hay nhục mạ ta?

Hãy bắt đầu với mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái


Cứ lấy ví dụ rằng bố mẹ có một tình yêu vô điều kiện với con trẻ. Tuy nhiên, bạn có thường bắt gặp những phụ huynh không thể chấp nhận được việc con trai mình là gay, hoặc con gái của mình yêu một người không tốt? Trong một cuốn sách của mình vào năm 2012, Andrew Solomon đã trích một vài câu từ một nhà đạo đức sinh học, Joseph Fletcher, người mà vào năm 1968 đã đề cập đến vấn đề khó xử của các bậc cha mẹ với con bị bệnh Down:

“Không có lý do gì để cảm thấy xấu hổ bởi việc bỏ đi một đứa trẻ bị bệnh Down, bất kể là từ “bỏ đi” ở đây mang ý nghĩa về y học hay mang trách nhiệm đạo đức. Điều này rất buồn, đúng vậy. Nó vô cùng khủng khiếp. Nhưng không mang lại bất kỳ nỗi tiếc nuối nào. Sự tiếc nuối thực sự chỉ xảy ra với con người, và bệnh Down thì không phải con người” (Fletcher, Bard, 1968, 59-64)

Có một nhà đạo đức học đã đánh giá thấp sức mạnh của tình yêu bất chấp. Trên thực tế, hiện nay chúng ta dễ chấp nhận những đứa trẻ sinh ra mắc bệnh Down hơn, tuổi đời của chúng được tăng lên cùng với chất lượng của cuộc sống. Nhưng, trước những điều này, có nhiều đứa trẻ bị chôn vùi trong việc điều trị hoặc không bao giờ được cho phép có cơ hội được sống.

Tôi tin rằng tình yêu vô điều kiện có thể được mô tả là sức mạnh mang lại sự ra đời của một người khác dù là với tình trạng nào.

Trong trường hợp này, những đứa trẻ là nạn nhân của những ông bố bà mẹ mù quáng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những đứa trẻ lại là gánh nặng cho cuộc sống những người khác? Sẽ làm sao nếu con của bạn cảm thấy hối lỗi vì những tội ác sai trái?

Hãy lấy Susan Klebold, mẹ của Dylan Klebold, một tay súng ở Columbine. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi sẽ nói gì với Dylan nếu anh ta còn sống, bà đã trả lời rằng mình sẽ cầu xin sự tha thứ. Bà cảm thấy rất tiếc vì đã không hiểu những cảm xúc hỗn tạp ở bên trong của Dylan, bởi vì không được gần gũi con mình.

Rõ ràng, Dylan đã làm gì đó sai trái và bậc phụ huynh thì nhận thức rõ ràng thảm kịch này đã xảy ra. Nhưng, khi nhìn nhận lại những việc đã xảy ra, Susan nhận ra rằng hơn cả việc phớt lờ những sự lựa chọn đã dẫn đến chuỗi những thảm kịch - học đại học, kết hôn, có con - điều bà có thể làm là quan tâm đến đứa trẻ bà nuôi dưỡng để hiểu được anh ta là ai và học cách chấp nhận hay ít nhất là quan tâm đến bản chất của anh ta.

Sự chấp nhận không có nghĩa là xóa bỏ những hành vi đạo đức sai trái mà anh ta đã gây ra; nó chỉ có nghĩa là mang lại công lý cho linh hồn của anh ta. Con người này không còn là sự chối bỏ giấc mơ của bố mẹ hay hối hận vì sự ra đời của anh ta nữa.

Những vấn đề xảy ra trong những mối quan hệ lạm dụng

Tình yêu bất chấp có phải là đích đến của cuộc sống? Nếu chúng ta nói có, không phải chúng ta sẽ bị xử phạt vì bao che những mối quan hệ tồi tệ bằng sự lãng mạn, những bậc cha mẹ không phân minh, hoặc anh chị em? Tình yêu vô điều kiện có thể khiến ta hy sinh bản thân mình đến cỡ nào?

Tôi sẽ nói rằng không có cách nào cả. Tình yêu vô điều kiện sẽ gợi ra khả năng nhận biết, mang lại sự nhận thức về bản chất của người mà ta đang sống cùng, dù cho đó là chính bản thân chúng ta hay là những người ta yêu thương. 

Đã bao lần chúng ta muốn được nhìn nhận theo đúng con người thật của mình trước mặt những người khác và cả bản thân mình? Trong một bài đăng yêu thích trước đây của tôi, tôi đã sửa lại câu nói của Lacan rằng “tình yêu là cho đi những thứ bạn không có cho những người không cần chúng.” Tôi tin rằng đây là sự thật đau lòng mà ta phải chấp nhận.

Yêu bất chấp không có nghĩa là chấp nhận việc bị đối phương lợi dụng, nghĩa là chúng ta có thể nhận thức được sự bạo lực của người đó, nhưng ta không tha thứ cho họ với những nỗ lực không có giá trị để điều chỉnh cuộc sống của mình cho giống với họ.

Yêu vô điều kiện nghĩa là yêu thương con của mình, bạn đời, hay chính bản thân chúng ta đặc biệt là sau khi nhận thức được không phải những mong muốn nào cũng đạt được; nó nghĩa là để ý đến những điều xảy ra trước mặt (hay bên trong) chúng ta và có lòng bao dung để chấp nhận những điều này - kể cả việc con trai của mình là một tên sát nhân hàng loạt hay con gái muốn cống hiến cuộc đời mình cho công lý. Khả năng yêu thương một cách vô điều kiện của con người là một con đường để dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc.

Để tóm lại bằng một câu trích dẫn từ quyển “Đi tìm lẽ sống” của tác giả Frankl: “Tình yêu là điều duy nhất giúp ta hiểu thấu được một người khác với những gì nguyên bản nhất bên trong con người của họ. Chẳng ai có thể hiểu rõ được bản chất của một người khác trừ khi ta thật sự yêu họ.”

------------------------------------------------------------------------

Dịch giả: Văn Hà Phương

Biên tập: BranDy

Nguồn ảnh: Google

Link bài gốc: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/lying-the-philosophers-couch/202012/is-it-right-love-unconditionally

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

--------------------------------------------------------------



----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

206 lượt xem

lh-fulllh-x