Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Dựng Thân

Trong chương trình truyền hình Thương Vụ Bạc Tỷ - Shark Tank Việt Nam, các Shark không ít lần truyền cảm hứng đến người xem qua những câu nói đậm đà tâm huyết và trải nghiệm của mình. Ta hãy cùng nhau điểm lại một vài câu nói của họ:

“Để lựa chọn đầu tư: (1) startup có ý tưởng xuất sắc, cùng đội ngũ bình thường. (2) Một startup có ý tưởng bình thường, cùng một đội ngũ xuất sắc. Mình chọn (2)” – Shark Khoa.

“Người làm chủ, phải biết kiên định, không được bỏ cuộc lúc khó khăn” – Shark Việt.

“Một yếu tố quan trọng để dẫn đến quyết định rót vốn đầu tư là người chủ phải có bản lĩnh và chuyên môn” – Shark Phú.

“Quyết định đầu tư vào một Startup, nghĩa là mình đầu tư vào con người của Startup đó” – Shark Linh

Ở 4 câu nói trên, các Shark đều nhấn mạnh đến một yếu tố quyết định sự thành bại của công ty, dự án - yếu tố con người. Thật sự, khi nhận ra điều đó trong lời nói của họ, quan điểm sống mà mình lựa chọn t
ừ lâu, nay lại nở rộ nơi lòng ngực.

Quan điểm đó là: “Còn trẻ, trước khi khởi dựng sự nghiệp – ta hãy khởi dựng bản thân mình trước tiên”. 
Bởi vì kiến thức chuyên môn chỉ có thể đi đúng hướng và sự nghiệp chỉ vươn tới tầm ảnh hưởng, khi chúng được nuôi dưỡng từ một con người hội tụ đủ “lễ” trong câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nếu phân tích sâu, ta sẽ thấy mục tiêu giáo dục của ông bà xưa gửi trong từ “lễ” không chỉ mang nghĩa là lễ phép, mà còn nói đến lối sống, tư duy và đạo làm người. 




Chắc chắn có rất nhiều cách để xây dựng một con người đủ “lễ”. Nhưng với một người trẻ chưa trải nghiệm nhiều, theo mình c
ần rèn luyện ba việc này để hoàn thiện bản thân, hướng đến một con người trong "Tiên học lễ..". Và 3 việc đó là:


1. Học cách quản lý cảm xúc, khởi tạo môi trường sống lành mạnh, tích cực.

Trong não bộ, có 2 chế độ đối lập nhau gọi là phản ứng phản kháng tự nhiên, một phần của bản năng sinh tồn (reactive state) và mở lòng (receptive state). Khi gặp một vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp, nếu phần reactive state trội hơn, ta dễ bị kích động, dẫn đến các hành vi tiêu cực như cáu giận, nặng lời hoặc ẩu đã nhau. Ngược lại, nếu phần receptive state trội hơn, ta sẽ mở lòng tha thứ, đón nhận vấn đề.

Dựa vào thông tin trên, để tạo ra môi trường sống lành mạnh, tích cực. Dĩ nhiên ta sẽ chú trọng nuôi dưỡng và phát triển phản ứng receptive state, giúp cơ thể lẫn tư duy kết nối với tâm hồn nhiều hơn. Hay nói một cách khoa học là phát triển EQ - chỉ số trí tuệ cảm xúc, một yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống, sự nghiệp của con người. Nhưng về mặt con người tự nhiên, phần reactive state luôn có sẵn và trội hơn receptive state, vậy ta trau dồi cảm xúc receptive state bằng cách nào? Hãy đọc tiếp sự kiện sau đây.

Trước năm 2000, thịt chó là một trong những món ăn khoái khẩu của người Hàn Quốc, điều đó đã đưa quốc gia này vào danh sách top các nước có lượng thịt chó được tiêu thụ lớn nhất thế giới. Nhưng sau năm 2000, khi quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ - Hàn gia tăng và trở thành đối tác phát triển quan trọng của nhau. Người Hàn dễ dàng và liên tục được giao lưu văn hoá với Mỹ - một quốc gia xem thú nuôi là bạn, đặc biệt đối với chó. Chính vì vậy, suy nghĩ xem thú nuôi là bạn dần dần hình thành trong tư tưởng người Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, khi thế giới trở nên “phẳng hơn” nhờ công nghệ thông tin bùng nổ. Các hiệp hội bảo vệ động vật, thú nuôi trên thế giới có cơ hội truyền tải nhiều thông điệp có dạng “nên xem chó là bạn hơn là thịt” đến nhiều người, nhiều nơi hơn. Điều này không chỉ tác động đến Hàn Quốc, mà ở các nước có thói quen ăn thịt chó như Trung Quốc hoặc Thái Lan, lượng chó bị giết lấy thịt cũng bắt đầu giảm qua hàng năm, riêng ở Việt Nam mất tích hẳn con phố thịt chó Nhật Tân ở Hà Nội và nhiều địa điểm khác.



 Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, không hẳn vì món khoái khẩu ấy bị nấu dở đi hoặc bị nghiêm cấm khắc khe, mà vì tâm lý “ăn thịt bạn” bắt đầu xuất hiện, đồng thời các thông tin về quy trình giết mổ thú nuôi không đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, ẩn mình nhiều mầm bệnh, những điều đó dần lấn áp mất khẩu vị của người dùng.


Sự việc trên là một trường hợp điển hình, cho thấy thông tin có khả năng làm thay đổi suy nghĩ, suy nghĩ dần được cố định sẽ làm thay đổi cảm xúc, tâm lý theo khung thông tin được tiếp nhận, và cuối cùng cảm xúc sẽ dẫn lối cho hành động. Lưu ý thông tin ở đây không chỉ là tin tức truyền tải trên các phương tiện truyền thông, mà kiến thức, văn hoá, hoàn cảnh sống xung quanh cũng là một dạng thông tin, nhưng ở bậc cao hơn và có sức tác động đến suy nghĩ mạnh mẽ hơn. Ví dụ dễ thấy hơn, đó là các Shark (trong Shark Tank Việt Nam) có cảm giác không tự tin trong lĩnh vực họ thiếu kiến thức, tin tức dẫn đến việc không rót vốn đầu tư.

Dựa vào phân tích ở trên, nếu muốn nuôi dưỡng cảm xúc mở lòng - receptive state, trong thời buổi thông tin dễ dàng được tạo ra và tiếp cận đến mọi người như hiện nay. Buộc lòng ta phải học cách chọn lọc thông tin khi chúng du nhập vào não bộ, cần tránh thông tin gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, làm tinh thần không ổn định và đi xuống, hạn chế nuông chiều cảm xúc reactive state dựng lên khi chưa xác thực thông tin, nhất là khi tiếp xúc với thông tin xấu, thông tin câu dẫn cảm xúc reactive state trong lần đầu tiên. Đặc biệt là ở những nơi thông tin không được kiểm duyệt 100% như Mạng xã hội, Google, Youtube.

Song song với việc lọc thông tin, ta cần hấp thu tinh thần kết nối từ những hình ảnh, thông điệp mang nội dung tích cực. Đặt mục tiêu từ giải trí cho đến học tập đều hướng đến việc phát triển kĩ năng, tư duy của bản thân, để khi ta muốn giúp ai đó, ta có thể tự tin làm tốt công việc. Vì khi ta tốt, ta khoẻ thì lúc đấy mới có thể giúp được người khác.



Đến khi cảm xúc receptive state được bồi đắp chắc chắn, phần thưởng lớn nhất mà ta nhận được là thói quen làm việc và suy nghĩ tích cực được thành lập, quản lý cảm xúc reactive state tốt hơn. Dần dà chúng tạo ra môi trường sống đậm vị lạc quan và có tính kết nối cao. Từ đó, hành động mở lòng khi gặp một vấn đề bất kì sẽ được thực hiện như một phản xạ tự nhiên.

Còn nữa, “khi tích đủ lượng, chất sẽ thay đổi”, khi cảm xúc receptive state tràn ngập trong ta, ý chí vươn lên sẽ bắt đầu nảy nở. M
à một khi đã sở hữu ý chí vươn lên, không chắc sự nghiệp sau này sẽ trở thành một gã khổng lồ, nhưng chắc chắn ta sẽ được sống một cuộc đời không hối tiếc.


2. Ngưng dựng lên những định kiến cho bản thân.

Những người trẻ thành công ở lĩnh vực họ đang theo đuổi như Cơ trưởng Quang Đạt (Việt Nam), Bộ trưởng Bộ thanh niên và thể thao Syed Saddiq Abdul Rahman (Malaysia) v
à nhiều người khác nữa, tuy mỗi người một lĩnh vực khác nhau, nhưng đều có cùng một chia sẻ: “Rào cản lớn nhất kìm hãm sự phát triển của người trẻ là định kiến”


Vậy định kiến là gì và làm thế nào để vượt qua chúng?

Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi định kiến là gì, ta hãy đến gặp nhà vật lý học Newton. Ông đã chứng minh thành công một định luật, học sinh Việt Nam gọi tên là định luật III Newton. Trong đó, ông nói rằng “Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.” Quay lại bản chất của định kiến, chúng là những luồng suy nghĩ được tạo ra dưới tác động qua lại giữa ngoại cảnh và não bộ. Thành thử, rào cản định kiến được dựng lên dựa theo định luật 3 của Newton.
 
Mặt khác, những luồng suy nghĩ của chúng ta tồn tại dưới hai dạng. Nếu suy nghĩ xuất phát dựa trên cơ sở học thuật, nghiên cứu chúng được gọi là kiến thức. Còn nếu suy nghĩ được sinh ra không có cơ sở lý luận hoặc mang tính chất cá nhân (của một người hoặc một nhóm người), chúng gọi là ý kiến, quan điểm riêng.

Kết hợp cả hai ý trên, những suy nghĩ của ta về một sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó, dù là kiến thức hay ý kiến. Nếu chúng càng được khẳng định mạnh mẽ, thì càng bám chắc lấy tâm trí của ta. Cho đến khi lực bám đủ mạnh, kiến thức sẽ trở thành tri thức, sự hiểu biết của bản thân, còn ý kiến sẽ trở thành định kiến.

Hiểu được bản chất của định kiến, mỗi người sẽ có một lý do riêng, để giải thích cho việc vì sao người trẻ mắc phải nhiều định kiến. Nhưng theo mình, lý do lớn nhất là vì trong quá trình phát triển và trưởng thành, người trẻ thường sẽ học hỏi từ người lớn, từ môi trường sống xung quanh trước tiên. Trong quá trình học hỏi, kế thừa đó, sẽ có những điều đúng, những điều chưa đúng. Nếu may mắn người trẻ ấy vẫn tiếp tục học hỏi, vận động để phát triển, thì những điều chưa đúng sẽ dần bị thay mới bằng những điều đúng đắn hơn. Còn nếu họ ngừng học hỏi, chấp nhận ổn định ở một chỗ. Họ sẽ bị kiềm hãm bởi những điều chưa đúng được tiếp thu trước đó. Tóm gọn, nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều người mắc phải định kiến là vì họ ngừng học hỏi.

Còn một lý do khác nữa, nằm ở nhiệt huyết muốn khẳng định cái tôi của người trẻ. Khi gặp những chuyện không chuộng nhìn, không thuận chiều với ý kiến cá nhân hoặc gặp những người mắc sai lầm, họ sẽ dùng những ý kiến sai lầm trước đây để ban phát lời khuyên. Không may, việc đó làm cho ý kiến sai lầm trở thành định kiến, quay sang cản trở họ phát triển bản thân. Hay diễn tả theo cách cư dân mạng thường kháo nhau, đó là khẩu nghiệp. Ví dụ như:

“Đừng có ng
ốc như vậy! Công việc ổn định, dù không thích nhưng sẽ tốt cho tương lai hơn.”


“Là con trai phải biết uống rượu, hút thuốc. Không thì nhìn ẻo lả lắm”



 Sau khi biết được nguồn gốc của định kiến. Để vượt qua chúng, (theo m
ình) ta có ba cách:


(1) Quên chúng đi. Nhưng trong trường hợp ta không quên được thì sao? Điều này thực tế đã xảy ra đối với cả người tạo ra bài viết này. Khi mình đứng trước sự nghi ngờ về những định kiến đã bám giữ trong tư tưởng lâu nay, mình vô cùng bối rối. Nhưng may sao, trong một lần mình được dạy cho một câu nói có sức mạnh phá vỡ bất kì một định kiến nào. Câu nói đó là “Nothing is either good or bad, but thinking make it so” Nghĩ theo mặt tích cực, câu nói này có nghĩa là mọi thứ trên đời không có điều gì đúng hoặc sai cả, chỉ có suy nghĩ của chúng ta mới làm cho chúng mang một tính chất cụ thể.

(2) Ngừng dựng lên định kiến mới. Để giúp bản thân phát triển tốt hơn, ta không nên chắc chắn một điều gì về khả năng của bản thân nếu chưa thử, chưa dốc sức hành động để trải nghiệm nhiều thăng trầm. Đồng thời không so sánh bản thân với bất kì ai khác, ngoài chính mình của ngày hôm qua. Để né tình huống tự gán ghép khả năng của bản thân với khả năng của người được so sánh. Quan trọng nhất là không cho phép bản thân ngừng học hỏi, nâng cấp sự hiểu biết.

(3) Theo đuổi đam mê đến cùng. Khi ta tìm thấy đam mê của mình và quyết tâm theo đuổi chúng, bản thân sẽ biết cách phá bỏ rào cản để thoả mãn đam mê.

3. Sống trẻ, sống giàu trải nghiệm.


Tinh thần sống giàu trải nghiệm bắt đầu dựng dậy khi mình phụ mẹ nhổ gừng đằng sau nhà. Khi 
đó, bà cầm vài củ gừng trên tay và nói: 


“Nhớ nghe con, gừng càng già càng cay, sau này có làm việc gì đi nữa, con hãy cố gắng không chối bỏ những khoảnh khắc con trải qua, và dành thái độ thưởng thức cho những khoảnh khắc ấy dù cay đắng, khó chịu. Vì theo t
ạo hoá tự nhiên, thì những mục tiêu tốt đẹp con muốn đạt được sau này, luôn luôn ẩn chứa nhiều khó khăn, cần nhiều sự nổ lực làm con thấy không thoải mái. Nên nếu muốn trở thành gừng già, muốn gặt hái thành công, chắc chắc con phải chịu cả mưa xuân, cả nắng gắt.”


Áp dụng lời dạy của mẹ từ lâu, nhưng đến khi tốt nghiệp đại học mình hiểu hết ý. Đó là không có điều gì tự nhiên xuất hiện cả, hạt mầm phải bung sức mới lên khỏi mặt đất, con nít phải được dạy dưỡng mới lớn khôn, một người muốn tự tin phải mang trên mình nhiều trải nghiệm. Cụ thể, sau tốt nghiệp đại học, mình tự tin đến gõ cửa các nhà tuyển dụng, không phải vì tốt nghiệp loại gì, có người nào giúp đỡ. Mà nhờ quá trình đào tạo ở trường đại học, mình tập trung vào việc c
ố hết mình vượt qua những khó khăn mà các môn học mang lại, chịu khó học hỏi nhiều hơn để tích góp kiến thức, chứ không chỉ chăm chăm vào việc đạt điểm cao hoặc nhận bằng tốt nghiệp loại ưu bằng mọi cách.




Nhìn sang chương trình Shark Tank Việt Nam cũng vậy. Nội tại mạnh mẽ toát ra từ c
ác Shark không phải ngẫu nhiên mà họ có được. Ắt hẳn họ đã có nhiều thời gian tôi luyện, tìm tòi học hỏi không ngừng. Có thất bại, có thành công và tất cả điều đó cô đọng lại, mới tạo nên một người bản lĩnh mà ta thấy trên truyền hình.


Nên trong thời 
đoạn thanh xuân, mình không đánh giá quá khắc khe những quyết định của bản thân là đúng hay sai. Mà chỉ cố hết sức thực hiện những quyết định đưa ra và tận hưởng mọi khoảnh khắc diễn ra trong quá trình đó cho đến khi kết thúc. Sau đó, chỉnh sửa khuyết điểm nếu thất bại, khai thác ưu điểm nếu thành công. Có như thế, mình tin bản thân sẽ tốt lên từng ngày


Lời nhắn cuối.

Đối với người trẻ, thành nhân là ta đã thành công rồi. Trở thành một người tốt, sống có lý tưởng lúc đó cảm giác bản thân như đang sở hữu một khối tài sản lớn giúp ta sống hạnh phúc mà không bao giờ bị ăn trộm hay "quên mật khẩu" mà tiêu tan. Mọi người thường không để ý đến thói quen hàng ngày nên chúng mới có cơ hội thuần phục con người bản lĩnh trong ta. Hãy xé toạc những thói quen xấu trước đây để ta có một môi trường sống tích cực, chẳng còn rào cản định kiến ngăn lối đi và trở nên tự tin trong mọi thử thách.


Dựng thân chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nhưng nếu quyết tâm, chắc chắn ta sẽ làm được, cố lên!


Nguồn ảnh: sưu tầm

Tác Giả: Ngô Quốc Cường

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/ngo.quoccuong.731 

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

741 lượt xem, 719 người xem - 722 điểm