Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[THTT] Bắt Chước

Giả sử bạn đang mất tập trung và không thực hiện đúng lộ trình công việc, ngày qua ngày bạn lại cứ tiếp tục như vậy. Đó là bạn đang bắt chước lại những hành vi tiêu cực của bản thân. Hoặc khi bạn đang bắt chước một luận văn khoa học- copy chất xám một cách vô tội vạ từ người khác nhằm đạt được lợi ích tốt đẹp cho bản thân. Từ bắt chước đề cập trong hai ví dụ trên mang nghĩa tiêu cực và không phải là động từ bắt chước mà bài viết sau đề cập. Bài viết sau đề cập đến từ bắt chước mang nghĩa trung tính và tích cực.




Bạn có biết rằng tỉ lệ phụ nữ bắt chước gián tiếp( theo bản năng) người cùng giới cao gấp 4 lần so với đàn ông với nhau. Theo thống kê phụ nữ có xu hướng bắt chước điệu bộ và cách ăn nói từ đàn ông nhiều hơn. Trên thực tế, những giọng điệu cách ăn nói của mỗi người hầu hết là tiếp thu từ xã hội và được học ngầm từ môi trường sống. Cách bạn cười, cách bạn mở đầu một lời nói, hay cách xử lý tình huống phần nào chịu ảnh hưởng khá nhiều từ gia đình, độ tuổi và bởi giới tính của bạn.

Bắt chước hành động, ngôn ngữ




Bạn có thường hay lặp lại lời nói của người khác hay đôi khi lặp lại hành động của một người như cử chỉ tay, cách bắt chéo chân hay cách cười? Nếu như là để đáp lại lời nói hay hành động của cùng một người theo kiểu tán đồng, thì đây có thể là một cách tốt trong giao tiếp. Chẳng hạn như việc một người đối diện đan xen đôi tay khi họ bày tỏ một vấn đề hay ý kiến với bạn, bạn cũng có thể bắt chước và lặp lại hành động đan tay, nhưng thay vào đó, hãy điều chỉnh một chút, đơn giải là để 2 lòng bàn tay úp vào nhau. Đừng lo lắng hay cảm thấy bản thân không tốt khi bắt chước, ngay cả những nhà ngoại giao tài ba cũng bắt chước hành động người đối diện để thể hiện sự tôn trọng. Nhưng bạn nên lưu ý, khác với hành động, bạn nên hạn chế việc bắt chước lại lời nói, vì có thể khiến người đối diện khó chịu. Nếu có thắc mắc về ý mà người kia vừa nhắc, bạn có thể thử chèn thêm những từ hỏi, hoặc những từ mang tính ngụ ý rằng bạn có lắng nghe nhưng chưa hiểu. Bạn có thể tóm tắt hay chuyển đổi câu nói nhưng mang cùng hàm ý, rồi thêm một vài từ như “ bạn vừa nói”, “lúc nãy”, “Tôi chưa hiểu” để nhờ người kia giải thích.


Nếu như hành động đáp lại, bắt chước y hệt thực hiện cùng trên nhiều người khác nhau thì điều này có vẽ sẽ mang chút khó chịu và phần nào mang tính may rủi. Tính may rủi được đề cập ở đây là khi người thứ hai bạn áp dụng điệu bộ bắt chước liệu có từng gặp người đầu tiên và đã trao đổi cùng 1 vấn đề với người đầu tiên, thì việc này vô hình chung khiến người thứ 2 có ác cảm không tốt với bạn, làm họ nghĩ rằng có thể bạn đang không thành thật, đánh mất ấn tượng đầu tốt đẹp của họ về bạn. Còn về phần khó chịu là vì rất có thể khi thời gian trôi qua dần, bạn sẽ đánh mất niềm vui trong công việc nếu như bạn cứ tiếp tục bắt chước y hệt nhau trong một hành động.


Vì thế, nếu bạn đang muốn tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp với một người, bạn có thể thử bắt chước hành động của người đối diện. Sách Ngôn ngữ cơ thể từng đề cập đến việc bắt chước ngôn ngữ cơ thể của một người khác sẽ giúp xây dựng sự thoải mái và môi trường làm việc thân thiện, giúp tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ những gì họ bàn bạc trong cuộc đối thoại. Lý do là vì đối phương sẽ có thể cảm thấy bạn hiểu họ và quan điểm của họ. Đây là một cách tốt trong việc gây ảnh hưởng tới người khác bằng cách bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người đối diện.


Tuy nhiên, bạn phải để ý đối với một số trường hợp nhất định khi bắt chước người kia. Trong một số cuộc đối thoại, thông thường, nếu bạn là người bắt chước đầu tiên, bạn sẽ có thể lép vế. Dù rằng bạn đang thể hiện sự tán đồng, nhưng điều này gây nguy cơ “bị lấn lướt” trong một số cuộc đối thoại. Vì vậy, khi thể hiện điệu bộ cử chỉ của bạn, hãy xét tổng thể mối quan hệ.


Bắt chước cũng là một dạng học hỏi



Theo một góc nhìn nào đó, nếu không bắt chước, thì khó mà có thể phát triển. Thỉnh thoảng sự bắt chước đến từ người đến sau xong lại có thể mang hiệu quả cao hơn người thứ nhất. Trong thế giới hội họa, cách tạo nhân vật, chất liệu, cách pha màu, đều mang dấu ấn cá nhân. Nhưng không sao cả nếu bạn- người đến sau “bắt chước”, nhưng đạt hiệu quả tốt hơn người đến trước. Bạn đừng hiểu nhầm thuật ngữ “bắt chước” mà trong bài viết đề cập đến, đó không phải là sao y hoàn toàn, mà là có chuyển đổi và lượt bỏ và thêm thắt sự sáng tạo. Trong ví dụ trên, người đến sau có thể tiếp nhận kiến thức pha màu, và phối hợp thực hiên trên chất liệu khác, với nhân vật trung tâm và chủ đề tranh khác mà vẫn có thể đạt hiệu quả cao.  


Khi đạt đến một trình độ mà phiên bản “bắt chước” lại đạt hiểu quả tốt hơn so với bản gốc, thì dư luận sẽ chuyển hướng và đổi tên gọi thành “lấy cảm hứng từ”. Dẫn lời của Steve Jobs khi nói về sản phẩm chữ viết của phiên bản máy tính đầu tiên bị sao chép:“ Nếu tôi không theo học khóa đó ở trường thì máy tính mac không bao rời có kiểu chữ hay phông chữ có khoảng cách đều nhau như thế. Và do Windows đã sao chép Mac nên có thể nói rộng ra máy tính cá nhân không thể có phông chữ đẹp như ngày nay nếu tôi không theo học Palladino". Dù rằng về sau, những tính năng công nghệ của Apple lại được báo chí cho rằng bắt chước nhà sản xuất Android: “Apple đã lấy cảm hứng từ rất nhiều phát kiến phần cứng "vay mượn" từ các nhà sản xuất Android”. Bạn có thể thấy đấy, khi đạt đến một trình độ nhất định, phiên bản bắt chước có thể trở nên đón nhận và không hẳn là bắt chước nữa. Việc bắt chước này mang theo hơi hướng là tiếp thu ý tưởng, những kinh nghiệm và khi thực hiện sản phẩm và biến hóa nó.


Đừng nên quá cứng nhắc khi nhắc đến từ bắt chước


Ý niệm bắt chước về hình thể mang ít dấu ấn cá nhân, không có “đóng dấu chủ quyền”, đối với việc phát triển mối quan hệ có thể coi đây là hành động mang tính tích cực. Nhưng riêng khi nhắc đến khái niệm đóng dấu chủ quyền, dù rằng áp đặt nó lên những sản phẩm thực, có giá trị triệu đô, được cấp văn bằng sáng chế, vẫn khó có thể trả lời rằng ai bắt chước ai, và liệu có phải là sự bắt chước hay là học hỏi và phát triển? Theo tác giả, bắt chước này có thể xếp vào là hành động mang tính trung tính.


Như Steve Jobs đã từng nói: “Không phải mỗi người đều phải tự trồng lương thực cho mình ăn, cũng không phải mỗi người đều phải tự làm ra quần áo cho mình mặc, chúng ta nói thứ ngôn ngữ do người khác phát minh, sử dụng toán học người khác phát minh... chúng ta đang sử dụng thành quả của người khác. Sử dụng kinh nghiệm và kiến thức đã có của nhân loại để sáng tạo là một điều tuyệt vời”. Đối với khái niệm bắt chước, bạn đừng nên quá cứng nhắc khi nhắc đến nó. Bắt chước thỉnh thoảng mang lại nhiều yếu tố tích cực, liên quan đến việc giúp phát triển, nhưng cũng theo một ý niệm nào đó mang xu hướng tiêu cực. Một điều nên nhớ khi bắt chước đó là bạn hãy tôn trọng bản gốc, có một thái độ đúng đắn với những trường hợp tiêu cực biến tính liên quan đến việc bắt chước.

Tác Giả: Glacial

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006202995018

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

958 lượt xem, 913 người xem - 929 điểm