Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

5 Giai Đoạn Của Hành Động Quậy Phá Ở Trẻ

Mục đích của hành động quậy phá là gì? Tâm lý học Adler chú ý tới “mục đích” ẩn sau hành động đó.

Tại sao trẻ lại có những hành động quậy phá?

Mục đích của hành động quậy phá là gì?

Tâm lý học Adler chú ý tới “mục đích” ẩn sau hành động đó. Nghĩa là, chia làm 5 giai đoạn để suy nghĩ vì mục đích gì mà trẻ con lại có hành động quậy phá. Và tất cả những hành động quậy phá của con người đều ứng với một trong các giai đoạn đó. Cần phải tìm giải pháp ngay từ giai đoạn đầu trong lúc diễn biến tâm lý còn chưa leo thang.

Giai đoạn thứ nhất của hành động quậy phá là “mong muốn được tán thưởng.”

Tỏ ra là “đứa trẻ ngoan” trước bố mẹ, thầy cô và những người khác. Nếu là người làm việc trong tổ chức thì thể hiện quyết tâm và sự phục tùng cấp trên và những người đi trước. Làm vậy để được khen ngợi. Mọi thứ bắt nguồn từ đây.

Nếu xét từng hành vi riêng biệt thì những đứa trẻ đó là “trẻ ngoan”, “học sinh xuất sắc” chẳng có vấn đề gì. Trên thực tế, trẻ con dốc hết sức vào việc học hành, luyện tập thể thao, nhân viên dốc hết sức cho công việc nên mọi người cũng muốn khen ngợi. Nhưng có một cái bẫy lớn ở đây. Xét cho cùng mục đích của họ là “được khen”, hay nói cách khác là “giành lấy vị trí đặc quyền trong tập thể.” Họ không phải đang làm “việc tốt” mà chỉ làm những “việc được khen”. Và nếu không được ai khen, không được đặc biệt chú ý thì những nỗ lực này chẳng có nghĩa lý gì cả. Thế là ngay lập tức họ mất đi mong muốn đó. Họ sẽ dần học lối sống (thế giới quan) “nếu không có người khen sẽ không hành động đúng đắn” và “nếu không có người phạt sẽ có những hành động không phù hợp.”

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

308 lượt xem, 297 người xem - 297 điểm