Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Youth Confessions] Chia Sẻ Về Các Vòng Phỏng Vấn của 3 Hãng EY, Deloitte, PwC: Big4 Không Khó Như Bạn Nghĩ

Quá trình tuyển dụng ở các firm kiểm toán về cơ bản chỉ là nhằm tuyển người làm được việc. Vì vậy nếu các bạn có đủ kiến thức, kĩ năng để có thể làm tốt công việc kiểm toán và có một thái độ tốt thì hoàn toàn có thể vượt qua các vòng thi tuyển để trở thành nhân viên của một công ty kiểm toán nào đó.

Mình đã tham gia thi tuyển ở 3 firm Big4 Việt Nam là EY, Deloitte, PwC và một firm khu vực là BDO Malaysia nên mình xin phép được chia sẻ quá trình thi tuyển ở các firm Việt Nam, còn BDO Malaysia thì bạn nào sau này phỏng vẩn với firm khu vực có thể liên lạc trực tiếp với mình, mình sẽ nhiệt tình giúp đỡ. Dù ở tham gia ứng tuyển ở bất kì firm nào thì nộp hồ sơ sớm nhất có thể, ăn mặc lịch sự ở tất cả các vòng và quan tâm đến bề ngoài của mình là những bí quyết nho nhỏ giúp bạn thành công trong quá trình tuyển dụng. (Có nhiều bạn mình, có hồ sơ rất đẹp nhưng có thói nộp hồ sơ muộn nên nhiều firm không cho qua vòng hồ sơ, thực sự là đáng tiếc).


Đối với EY

– Với kinh nghiệm của mình thì vòng khó nhất của EY là hồ sơ. Vì tỉ lệ loại hồ sơ của EY là rất cao so với 3 firm Big 4 khác vì vậy bạn phải nộp sớm hồ sơ nhất có thể và biết cách làm cho hồ sơ của mình dễ hiểu, đẹp cả về hình thức và nội dung. Vì mỗi đợt tuyển vào1 firm Big 4 có khoảng trên nghìn hồ sơ mà EY chỉ lấy rất ít ứng viên sang vòng test, năm mình thi là khoảng hơn 200 ứng viên tham gia test đợt intern. Sau đó, EY có hai vòng là test và phỏng vấn cá nhân, nên cơ hội sau khi qua vòng hồ sơ của bạn rất cao. Vòng test của EY thời gian là 120 phút, đề kiểm tra kiến thức khá căn bản vào đợt intern, fresh thì khó hơn một tí về kế toán, kiểm toán, tài chính, IQ, hiểu biết xã hội và viết essay.

– Qua vòng test là vòng phỏng vấn cá nhân, câu hỏi thì rất đa dạng, miễn sao bạn có thể làm vừa lòng người phỏng vấn là được. Thực ra, thì mình cảm thấy câu hỏi phỏng vấn không có gì mới so với các câu kinh điển nếu bạn thực sự có thực lực thì chuẩn bị một tối là hoàn toàn có thể qua. Khi phỏng vấn kiểu này, mình sợ nhất là những câu hỏi: “Sở thích của em là gì? Em hãy nói về nội dung của môn học này trong bằng CFAB của em?” Gặp những câu hỏi kiểu đó mà không chuẩn bị thì nhiều khả năng là trượt vì giám khảo thấy mình có vẻ không trung thực hoặc học trước quên sau. Thế là bị mất nhiều điểm rồi nên tốt nhất nên chuẩn bị trước, xem lại qua một lần các giáo trình và ôn lại sở thích của mình một tí (thích hát thì tập một bài tủ, thích làm thơ thì cố nhớ một bài thơ mình sáng tác). Vòng này cũng đôi phần là may mắn nhưng chỉ là đôi phần thôi, nên mình khuyên các bạn nên tìm hiểu kĩ các firm và nộp nhiều firm một tí, với khả năng tốt thì mình tin là sẽ có một firm lớn nhận các bạn.


Deloitte

– Deloitte có nổi bật là vòng test rất khó. Bài test cũng có nội dung về kế toán, kiểm toán, tài chính, kiến thức xã hội, IQ và viết essay nhưng thời lượng thì 90 phút và đề dài nên ngoài việc nắm chắc kiến thức, ôn luyện đầy đủ thì bạn phải luyện quản lý thời gian. Tốt nhất là mượn một cái đồng hồ đeo tay mang đi để xem giờ cho chính xác, có một chiến lược làm bài phù hợp.

– Sau vòng test là vòng phỏng vấn nhóm: Sẽ có các Manager, Senior Manager và nhân sự của Deloitte. tham gia phỏng vấn nhóm với các bạn. Câu hỏi đưa ra thường liên quan đến kiểm toán. Vòng này chỉ kiểm tra kĩ năng làm việc nhóm và kiến thức của bạn nên nếu kĩ năng làm việc nhóm tốt, kiến thức vững và nếu biết trả lời câu hỏi một cách thông minh nữa thì bạn quá đủ điều kiện để qua vòng này.

– Vòng cuối cùng của DTT hôm mình thi thì có 3 người: 1 HR, 1 Partner, một Senior Manager. Rất áp lực vì có ba người hỏi bạn. Nếu hợp với công ty thì bạn có thể qua vòng này.

Cũng giống như EY và Deloitte, thí sinh cũng phải qua vòng loại Hồ sơ, vòng Test, 1 vòng Group interview rồi mới đến vòng phỏng vấn trực tiếp với Director. Vì mình không tham gia thi tuyển KPMG nên mình sẽ chỉ chia sẻ về các vòng thi tại PwC thôi nhé.


PwC

– Vòng hồ sơ của PwC thì khá nhẹ nhàng. PwC lần mình thi có cả test online Numerical test và Verbal reasoning test, rất dễ, mình nghĩ là không cần chuẩn bị gì.

– Vòng viết luận thì có một chủ đề viết essay trong 30 phút. Bài của mình không màu mè gì, nhưng đủ ý và rất logic.

– Vòng group interview, thì có một chủ đề cho cả nhóm thảo luận, có nhân sự và các anh chị phòng kiểm toán quan sát và hỏi mấy câu hỏi sau khi thảo luận nhóm xong. Hôm mình thi, chị nhân sự yêu cầu là không có team leader, không chia thành nhóm nhỏ. Mình thì thấy cư xử đúng mực, làm việc nhóm tốt, biết góp ý cho ý kiến của nhóm và biết quản lý thời gian và ăn mặc lịch sự thì sẽ vượt qua thôi. Nhiều bạn nghĩ rằng tiếng anh chắc phải giỏi lắm thì mới vượt qua vòng viết luận và phỏng vấn nhóm, nhưng kinh nghiệm của mình thấy thì tự tin mới là điều quan trọng, nhiều bạn đi du học về thi cùng mình, nói tiếng anh rất hay nhưng vẫn trượt.

– Vòng phỏng vấn cá nhân, vòng này của PwC rất nhẹ nhàng, các anh chị rất thân thiên, hay ít ra là các anh chị phỏng vấn mình như vậy. Cũng như công ty trên thôi, nếu bạn là đúng người họ cần thì bạn sẽ một chỗ tại PwC. Các vòng phỏng vấn cá nhân này, các bạn nên tìm hiểu kĩ về công ty và tốt nhất là hỏi anh chị làm trong đó, chức càng cao càng tốt. Như vậy là bạn đã được cộng rất nhiều điểm rồi. Như hôm mình phỏng vấn PwC, mình hỏi một số bạn làm PwC, các anh chị ex-PwC chị Senior Manager có hỏi là: Em còn câu hỏi nào khác không? Mình chỉ hỏi một câu là bao giờ mình đi làm để mình còn sắp xếp việc học hành. Sau đó, chị ấy có hỏi vậy mignh muốn hỏi gì thêm nữa không? Mình bảo là mình nghĩ là đủ rồi ạ. Chị ấy bảo mình một câu là: “Em đã hiểu hết về PwC còn gì nhỉ ?” Rồi chị ấy cười. Thực sự mình khá buồn khi không được làm việc cho PwC vào tháng 8 tới vì mình cảm nhận được sự chuyên nghiệp và thân thiện của PwC và chế độ phúc lợi, lương thưởng tốt hơn các firm khác thật.


Những điều trên chỉ là những chia sẻ rất chung chung về việc làm sao các bạn trở thành Big4er, tuy vậy, mình vẫn luôn nhấn mạnh việc tăng cường thực lực của chính bạn ứng viên. Quan trọng vẫn là việc theo đuổi nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tài chính, có nghĩa là dài hạn, còn việc có vào Big 4 hay không chưa chắc thực sự quan trọng. Điều này phải rất lâu mình mới nhận ra được.


Quản lý thời gian là bí quyết để thành công

Tất cả là do sự rèn luyện hàng ngày. Khi bạn có kế hoạch công việc, học tập rõ ràng, bạn sẽ thấy mỗi giờ phút trôi qua đều quý giá. Với mình việc đúng hẹn, giữ đúng giờ là thói quen giúp mình quản lý thời gian tốt hơn. Điều đó cũng khiến mình học chương trình ICAEW/CFAB song song với việc học trên trường không bị quá tải. Tiếp đó, khi bạn đi làm Kiểm toán thì áp lực từ khối lượng công việc trong một ngày còn kinh khủng hơn rất nhiều. Vì thế nếu không chịu khó ngay từ lúc đi học, không chuẩn bị cho mình tinh thần làm việc chăm chỉ, chịu khó, đặc biệt là quản lý thời gian trong ngày hợp lý thì khi đi làm, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc vì quá mệt mỏi, không thể theo kịp team. Còn về việc ăn mặc, có lẽ là do sở thích cá nhân chăng (Cười). Khi mặc sơ mi, quần âu, đi giày da mình cảm thấy đó là sự tôn trọng của mình đối với công việc, với người đối diện.

Tôn chỉ của mình là “Hãy đối xử với người khác theo cách bạn mong muốn được nhận lại”.

-----------------------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: Link  🍁

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link 😍


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,245 lượt xem