Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[ToMo] Đừng Chỉ Đặt Ra Mục Tiêu, Thay Vào Đó Hãy Thực Hiện Nó Ngay

Khi nói đến việc đặt ra mục tiêu, rất nhiều người trong chúng ta trải qua cái gì mà tôi gọi là vòng quay của sự thất vọng. Hãy nói cho tôi nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc…

- Chúng tôi thực sự có hứng thú để thử những điều mới (“Hôm nay chính là ngày đó!”)

- Chúng tôi dọn dẹp nhà cửa, trả hóa đơn đúng hạn và cuối cùng là làm dọn sạch hòm thư.

- Ngày đầu tiên hay ngày thứ hai đều ổn...nhưng sau đó, chúng tôi quên làm một vài thứ trong những danh sách của mình, bị sao lãng hay đơn giản là trì hoãn.

- Có nhiều mặc cảm tội lỗi hơn và chúng tôi tránh việc làm việc chăm chỉ (cái mà chỉ dẫn đến cảm giác tội lỗi và trì hoãn nhiều hơn).

- Cho đến cuối cùng, chúng tôi từ bỏ.

- Sau đó, đợi trò chơi bắt đầu cho đến khi “động lực” đến một lần nữa, bắt đầu toàn bộ tiến trình với sự yêu thích mới của chúng tôi và một danh sách mục tiêu MỚI.

Tin tốt là gì?

Bạn có thể thoát ra khỏi vòng quay này.

Hãy để tôi cho bạn thấy cách tốt hơn để đạt được những mục tiêu của mình, một cách để khiến bạn chiến thắng mà không từ bỏ sau một vài ngày hay tuần.


Bước 1: Cưỡi Trên Con Sóng Động Lực

Một trong những “mẹo” quan trọng nhất mà tôi từng được học để thúc đẩy động lực của mình và đạt được các mục tiêu đó là “cưỡi trên con sóng động lực”.

“Những con sóng động lực” là những khoảng khắc chúng ta cảm thấy thực sự có cảm hứng để thực hiện một danh sách việc cần làm (hãy nhớ đến lần cuối cùng bạn dọn dẹp toàn bộ nhà của mình? Đó là một con sóng động lưc).

Tôi đã học được điều này từ một trong những cố vấn của mình, BJ Fogg, người điều hành phòng thí nghiệm Persuasive Technology tại Stanford.

Và đây là cách để áp dụng điều này vào cuộc sống của bạn: Vào lần tới, khi bạn cảm thấy “có động lực” – có thể là ngay bây giờ hay các ngày trong tuần này – hãy sử dụng nó cho lợi ích của bạn.

1. Tạo ra một danh sách mọi thứ bạn cần để hoàn thành mục tiêu của mình.

2. Sau đó, thiết lập một hệ thống không thất bại để làm theo

Điều này sẽ giống như thế nào:

Ví dụ 1: BJ Fogg muốn uống trà nhiều hơn. Vậy nên, khi động lực của anh ấy ở đỉnh điểm, anh ấy đã mua một túi trà, một ấm điện đế đun sôi nước, và đặt mọi thứ ở nơi dễ dàng với tới trên bàn bếp của anh ấy. Anh ấy xây dựng một hệ thống để trà ở ngay đó, chờ đợi anh ấy và không cần động não để thực hiện bất cứ khi nào anh ấy ở trong bếp.

Ví dụ 2: Cách đây một vài năm, tôi đã cố gắng thực hiện một thói quen tập gym. Vấn đề mà tôi có đó là tôi thức đậy vào buổi sáng với kế hoạch đi tập gym, nhưng sau một vài phút thức dậy, tôi dã quyết định không đi. Vậy nên, tôi đã xây dựng một hệ thống vào lần tới khi tôi cảm thấy thực sự có động lực. Và nó giống như thế này: Tôi đặt quần áo tập gym và giày của tôi ở cạnh giường, vậy nên tôi nhìn thấy chúng đầu tiên vào buổi sáng. Ngay khi tôi ra khỏi giường, tôi sẽ mặc vào. Vào lúc tôi kết thúc việc mang giày, tôi đã nghĩ rằng “Um, hãy đi tập gym nào” và tôi ĐÃ LÀM ĐƯỢC!

Đó là những kiểu hệ thống để đảm bảo thành công. ĐÓ là những điều chúng ta nên sử dụng động lực của mình  - để thiết lập những hệ thống không thất bại để bạn làm theo nó thậm chi khi bạn không còn có động lực.

Thậm chí tôi khuyến khích bạn tiến đến một bước xa hơn – nếu bạn sẵn sàng cho thử thách.

Bạn có thể thử khen thưởng cho bản thân mình khi đạt được mục tiêu. Ví dụ, bạn có thể nói, “Bạn biết đấy, tôi sẽ mua cho bản thân mình một cây kem hay cái áo đẹp đó nếu tôi làm theo nó trong tuần 1. Và nếu tôi không làm theo, tôi sẽ quyên góp cho tổ chức từ thiện mà tôi không hỗ trợ”.

Cho bạn thân bạn một lý do để làm theo và buộc bản thân bạn xây dựng một hệ thống mà không thể thất bại. Đó là cách bạn xử lý mọi mục tiêu mà bạn đặt ra từ nay về sau.


Bước 2: Bắt Đầu Từ Những Cái Nhỏ, Sau Đó Lớn Dần Lên

Khi bạn bắt đầu đặt ra bất cứ mục tiêu nào – như là tập thể dục – tốt hơn là hãy thực sự bắt đầu nó thay vì mơ mộng về việc bắt đầu mãi mãi. Với việc tập thể dục, nó có nghĩa là THỰC SỰ đi bộ một dặm một tuần sẽ tốt hơn là LÊN KẾ HOẠCH để chạy 3 dặm một tuần… và không bao giờ bắt đầu. Mỗi dặm bạn đi được đại diện cho “một chiến thắng nhỏ” cho mục tiêu của bạn.

Và rất nhiều chiến thắng nhỏ là những cái thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước và giúp chúng ta thành công. Bởi vì với một cây số chúng ta đạt được, chúng ta thực sự đang thực hiện những gì mình đặt ra..không phải là chỉ mong ước và đợi ý định chợt nảy ra.

Khi bạn biết điều này, bạn có thể tập trung vào việc kết hợp nhiều “chiến thắng nhỏ” vào cuộc sống của mình để thúc đẩy sự tự tin và xây dựng một lực đẩy cho những mục tiêu của bạn.

Đây là cách để sử dụng những “chiến thắng nhỏ” cho các mục tiêu của bạn:

- Thay vì lên kế hoạch thực hiện 100 cái chống đẩy mỗi ngày để lấy lại vóc dáng, chỉ cần thực hiện hai cái mỗi ngày khi bắt đầu.

- Thay vì nghĩ bạn phải làm sạch kẽ tất cả răng của bạn, chỉ cần tập trung vào một cái mỗi ngày để khiến mọi thứ tiếp tục.

- Thay vì cố gắng uống hàng lít nước mỗi ngày thay vì uống nước ngọt, chỉ cần một một ly nước trước khi bạn đi ngủ.

- Thay vì bắt đầu công việc kinh doanh một triệu đô la từ khi bắt đầu, hãy chỉ tập trung vào việc có được khoản tiền đầu tiên khách hàng trả cho bạn.

Và bạn có thể khởi động dự án từ đó. Nhưng bạn không muốn thất bại từ khi bắt đầu.

Bạn có thể làm gì bây giờ: Hãy nghĩ về một điều lớn lao bạn muốn hoàn thành (duy trì sức khỏe, học một ngôn ngữ mới, dọn dẹp nhà của bạn). Sau đó, chia nhỏ nó ra thành những bước NHỎ NHẤT bạn có thể tưởng tượng. Và ý tôi là CỰC KỲ nhỏ: 2 cái chống đẩy mỗi ngày, 1 cái răng, một ly nước…nhỏ như bạn cần…khiến nó trở thành điều mà bạn BIẾT bạn có thể làm được.

Thực hiện điều này trong hai tuần và sau đó, bạn có thể xem xét việc mở rộng.

Nó nghe có vẻ đơn giản nhưng chỉ có một vài người thực hiện điều này. Hầu hết mọi người sẽ tiếp tục làm điều giống nhau không có hiệu quả TỪ NĂM NÀY QUA NĂM KHÁC (đó là vòng quay của sự thất vọng) thay vì thử những cái mới có hiệu quả, nhưng cũng có thể thất bại.

Những mục tiêu lớn được hoàn thành từ những bước nhỏ.

Bước 3: Ngừng Đổ Lỗi Cho Sự Lười Biếng

Vào những ngày chúng ta cảm thấy lười biếng, thường lời khuyên tốt nhất mà chúng ta có thế tìm thấy đó là “làm đến cùng” hay làm việc chăm chỉ hơn.

Vậy vấn đề với việc làm đền cùng là gì? Lời khuyên đó hết sức sai lầm. Thường không phải sự lười biếng giữ chúng ta lại, mà là một cái khác, một vấn đề tinh vi hơn. Việc chờ đợi cảm hứng đến hay “kêu gọi động lực” không có hiệu quả.

Đây là chiến lược tương tự tôi sử dụng để viết những cuốn sách bán chạy nhất trên tờ New York Times của mình – thậm chí khi tôi “không cảm thấy” muốn làm bất kỳ điều gì.

----------                                                                                                      
Tác giả: Ramit Sethi

Link bài gốc: Goal setting is dead. Do this instead

Dịch giả: Nguyễn Kim Phượng - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Kim Phượng - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***)Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

275 lượt xem