Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[ToMo] Cách Loại Bỏ Sự Trì Hoãn Để Tập Trung Vào Việc Học?



Kiểm tra điện thoại của bạn. Ăn một ít bánh. Oh, và uống một tách trà. Xem Netflix (trong khi kiểm tra điện thoại của bạn). Chăm chú chó của bạn. Dùng Snapchat để chụp ảnh nó. Ăn một cái bánh quy khác nào. Nghe một số bản nhạc (trong khi kiểm tra điện thoại của bạn). Pha một tách trà khác….

Điều đó nghe có giống thói quen trì hoãn của bạn không?

Giống như nhiều sinh viên khác, nếu bạn có thói quen trì hoãn, bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để loại bỏ nó. Trong bài viết này, tôi sẽ cho bạn thấy chính xác làm thế nào để ngừng trì hoãn và tập trung vào học tập.

Đầu tiên tôi sẽ chỉ cho bạn cách xác định những lý do thực sự mà bạn đang trì hoãn.

Sau đó, tôi sẽ cho bạn thấy làm thế nào để ngừng trì hoãn mãi mãi.

Đầu tiên, bạn phải hiểu một điều rất đơn giản. Sự trì hoãn là một sự lựa chọn. Bạn là một người hoàn toàn tự chủ, trong bất kỳ thời điểm nào, để chọn cách mà bạn sử dụng thời gian của mình. Nếu bạn chọn trì hoãn thay vì học thì bạn cần phải nhận ra lựa chọn đó và chịu trách nhiệm về nó.

Sự trì hoãn là một sự lựa chọn. Nhận ra lựa chọn đó và chịu trách nhiệm về nó.


Bất cứ khi nào bạn thấy mình đang trì hoãn hãy tự hỏi bản thân, trong thời điểm đó, bạn có thực sự muốn trì hoãn, hay bạn muốn dành thời gian của mình để làm một cái gì đó hiệu quả hơn.

Những lý do thật sự khiến bạn trì hoãn

Trước khi bạn có thể ngừng hẳn sự trì hoãn và bắt đầu học tập thì có những nguyên nhân sâu xa bạn cần phải xác định được. Dưới đây là những nguyên nhân thật sự khiến bạn dễ dàng lãng quên việc học và thay thế chúng bằng những biện pháp tinh vi khắc phục việc trì hoãn.

1.      Bạn không có động lực.

2.      Bạn mệt mỏi.

3.      Bạn nhận thấy việc học thật nhàm chán.

4.      Bạn không chắc lắm về cách làm bài tập được giao

5.      Khối lượng bài tập cần xử lý là quá lớn và bạn không biết bắt đầu từ đâu.

6.      Bạn thấy mình không đủ khả năng để làm bài.

7.      Bạn lo sợ rằng mình sẽ làm sai nên cách lạ đời nhưng tốt nhất là không làm gì cả.

8.      Bạn là người kín đáo, sâu sắc và sợ sự thành công cũng như cách mà nó làm thay đổi cuộc đời bạn.

9.      Có quá nhiều nguyên nhân khiến bạn bị phân tâm.

10. Bạn không hiểu là những bài tập được giao thật sự giúp được gì cho mục tiêu của mình.

Tôi vẫn có thể tiếp tục liệt kê thêm đấy nhưng có vẻ như bạn đã nắm được đại ý rồi chứ. Tất cả nguồn gốc của sự trì hoãn đều bắt nguồn từ những điều cơ bản đại loại như cảm giác bất an, không chắc chắn hoặc cái cớ nào đó. Nếu bạn có thể nhận ra cái thật sự làm bạn trì hoãn thì bạn có thể bắt đầu giải quyết vấn đề đầu tiên.

Làm thế nào để ngừng trì hoãn ngay bây giờ và cả sau này

Mỗi khi bạn bắt đầu trì hoãn hãy tự hỏi mình, 'Tại sao tôi lại trì hoãn?' Sau đó tìm giải pháp cho từng lý do. Dưới đây là một số đề xuất để bạn có thể bắt đầu.

Tôi trì hoãn vì tôi không có động lực

Việc thiếu động lực thường dẫn đến trì hoãn. Tuần trước, tôi đã viết một bài phân tích về cách tìm động lực trong học tập. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng quá nhiều sinh viên chỉ lấy việc thiếu động lực như một cái cớ. Vì đôi khi chỉ đơn giản là bạn cần phải là việc đó cho dù có hứng thú hay không.


Tôi trì hoãn vì mệt mỏi


Tất cả chúng ta đều mệt mỏi. Bạn chỉ cần quyết định rằng bạn mệt đến độ muốn bỏ qua sự nghiệp học hành của mình hay sẽ lấy cái mệt đó làm động lực hoàn thành công việc. Có thể là bạn chỉ muốn làm việc gì đó nhẹ nhàng hơn hoặc đơn giản là ngủ một giấc. Điều này tất nhiên là tuỳ bạn quyết định. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiếp tục hướng tới mục tiêu của mình hoặc một lý do cao cả hơn thì bạn cần phải dừng ngay việc trì hoãn và lựa chọn: 1) bắt đầu học ngay 2) làm gì đó để thư giãn đầu óc một chút và bắt đầu học.

Tôi đang trì hoãn bởi vì việc học của tôi rất nhàm chán.


Nếu bạn thấy việc học của mình nhàm chán, nghĩa là bạn đang học sai cách hoặc đang học những môn học không đúng.

Bạn không thể làm điều gì khi bạn lựa chọn sai những môn học, và nếu bạn ham hiểu biết, bạn có thể tìm thấy sự thú vị trong bất cứ điều gì. (Tôi luôn nói rằng chỉ những người nhàm chán mới cảm thấy chán.)

Nếu bạn đang tìm kiếm những phương pháp khác để thay đổi cho hấp dẫn và thú vị hơn, hãy tải một chương miễn phí trong quyển sách của tôi, The Ten Step Guide to Acing Every Exam You Ever Take (Tạm dịch: 10 Bước để hoàn thành mọi bài kiểm tra trong đời). Chương miễn phí này sẽ xác định những phương pháp học mà bạn thích nhất. Nhiều học sinh xem nó như một sự khám phá.

Bạn đang trì hoãn bởi vì bạn không biết cách để hoàn thành một công việc, hoặc công việc đó là quá nhiều.

Đây là một thực tế. Nó xảy ra với những dự án mở rộng, như EPQ và các môn học.

Điều bạn cần làm là chia công việc thành những phần nhỏ hơn. Bắt đầu với những việc mà bạn biết làm. Với những việc mà bạn không chắc chắn, hãy suy nghĩ những cách mà bạn có thể làm với chúng. Nếu như thực sự mắc kẹt, hãy xin sự giúp đỡ, và trong lúc ấy, hãy để bản thân bận rộn với những việc mà bạn có thể làm.

Bạn đang trì hoãn bởi vì bạn cảm thấy mình không đủ thông minh.

Gia đình bạn có lẽ luôn nói rằng bạn không thông minh như chị gái của bạn. Bạn luôn thuyết phục bản thân về sự thật này bởi vì bạn luôn được nói như thế hoặc luôn ấn tượng về điều ấy. Đến bây giờ thì bạn nghĩ rằng mình không đủ khả năng để thực hiện công việc ấy. Về cơ bản, sự tự tin của bạn chỉ còn là những mảnh vụn nhỏ và bạn không thể hàn gắn chúng lại được.

Có cả một chương trong cuốn sách của tôi, The Ten Step Guide to Acing Every Exam You Ever Take. Nhưng ở đây tôi sẽ khuyến khích bạn chứng minh bản thân mình và những người khác đều đã sai về bạn.

Bạn đang trì hoãn bởi vì bạn nghĩ rằng bạn sẽ làm sai.

Đây là điều mà tôi luôn luôn thấy. Con người luôn sợ phải cố gắng nếu họ sai. Nếu đó là bạn, bạn cần phải có một tư duy phát triển. Tôi nghe bạn hỏi gì vậy? Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây, nhưng một lần nữa, cuốn sách của tôi đi sâu vào chi tiết về cách trau dồi tư duy phát triển trong bản thân bạn. Về bản chất, bạn phải chấp nhận những sai lầm bởi vì đó là một phần của quá trình học tập. Như Richard Branson đã nói:

          Bạn không học cách bước đi bằng việc nghe theo lời hướng dẫn. Bạn học bằng cách thật sự bước đi và té ngã.

Hoàn toàn không thực nếu bạn mong đợi nỗ lực đầu tiên của mình ở bất cứ việc gì đều là hoàn hảo. Thay vì vậy, hãy cố gắng làm tốt hơn.

Bạn đang trì hoãn bởi vì bạn sợ thành công.

Đây thực sự là một vấn đề lớn. Bạn đang phá hoại thành công của chính mình bởi vì bạn không muốn cuộc sống thay đổi? Hay có lẽ bạn không muốn áp lực đi kèm với thành công?

Hãy suy nghĩ những điều bạn lo sợ về sự thành công. Viết tất cả các lý do xuống. Bây giờ vo tròn mảnh giấy đó lên, vứt nó đi và tiếp tục công việc.

Bạn đang trì hoãn vì bạn bị phân tâm


Thông báo trên điện thoại của bạn. Chuông điện thoại nhà reo. Mẹ của bạn đến thăm sau giờ làm. Chó lại sủa vì muốn đi dạo. Hay sắp xếp bộ sưu tập bút Muji của bạn đến lần thứ 144 trong năm nay. Tất cả những điều đó chính là thứ làm bạn xao nhãng. Những gì bạn cần làm là loại bỏ những phiền nhiễu đó (ví dụ: tắt thông báo trên điện thoại của bạn) hoặc biến những điều phiền toái ấy thành động cơ để bắt đầu.

Bạn đang trì hoãn vì bạn không tin rằng nhiệm vụ này sẽ có ích

Đôi khi bạn sẽ được cho những dạng bài tập về nhà mà bạn cho là vô nghĩa. Chuyện thường thấy là các giáo viên giao những bài tập như trên theo sự chỉ đạo từ quản lý cấp cao của trường. Tuy nhiên, 95% trường hợp bài tập ấy chứng tỏ rằng nó sẽ có tác dụng dài hạn

Tôi khuyến khích các bạn hãy cởi mở trong tình huống này và thử thách chính mình để xem những gì bạn có thể học nếu nhìn nó dưới góc độ tích cực hơn. Hãy thử xem nào!

Cần thêm?


Đặt hàng trước quyển sách “The Ten Step Guide to Acing Every Exam You Ever Take “ (Tạm dịch: 10 Bước để hoàn thành mọi bài kiểm tra trong đời) trước ngày 13/2 để sở hữu những nhà hoạch định kế hoạc của riêng mình.

Nếu bạn đã đọc trong sự thích thú và cân nhắc về vận dụng một vài ý tưởng của tôi nhưng lại có cái hẹn đột xuất với bạn bè hoặc chìm đắm vào một bộ phim yêu thích nào đó thì giờ đây bạn sẽ không còn phải “chiến đấu” một mình nữa. Thứ bạn cần là một hệ thống hoàn chỉnh để thiết lập trật tự học tập. Tất cả đều có trong quyển sách của tôi, The Ten Step Guide to Acing Every Exam You Ever Take (10 Bước để hoàn thành mọi bài kiểm tra trong đời). Nó sẽ hỗ trợ bạn trên mọi “mặt trận

từ động lực học tập đến lối suy nghĩ, cách quản lý thời gian đến kĩ thuật ôn bài và hơn hết là vũ khí bí mật để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.

Khi bạn đặt hàng trước ngày 13/2/2017 bạn sẽ đồng thời nhận được 2 suất tải miễn phí kế hoạch năm học và một nhà hoạch định hàng tuần.

---------------------------------

Tác giả: Lucy

Link bài gốc: How to stop Procrastinating and Study.

Dịch giả: Lê Thị Bảo Châu - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Lê Thị Bảo Châu - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại:http://bit.ly/ToMo-hiring.



----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

825 lượt xem