Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 10 Chiến Dịch Marketing Tệ Nhất Mọi Thời Đại

Ai cũng từng mắc sai lầm, những quái vật khổng lồ như McDonald's và Coca-Cola cũng không phải là ngoại lệ, vì vậy đừng lo lắng về lỗi đánh máy của bạn trong bản tin. Dưới đây là top 10 thất bại marketing không nên học hỏi và tránh lặp lại chúng.

Mọi người thích xem những người khác gặp khó khăn, YouTube có rất nhiều các video về những thất bại nhớ đời, những cú ngã, trượt chân, bị đánh và v.v. Các tập đoàn đa quốc gia cũng "vấp ngã" và "trượt chân" trên con đường marketing của họ. Nhưng tôi không muốn bạn cảm thấy tội lỗi khi đang vui vẻ đọc bài viết này. Mục đích chính của bài viết này là để cho bạn thấy rằng các tập đoàn lớn cũng phạm sai lầm, vì vậy hãy rút kinh nghiệm từ họ và đừng làm những điều tương tự.

Thất bại #1: Vũ khí bất hợp pháp từ EA

Trong năm 2009 EA, một trong những công ty video game lớn nhất nước Mỹ, đã gửi những khớp ngón tay bằng đồng vàng xinh đẹp trong một chiếc hộp gỗ như một phần quảng cáo cho video game Godfather II. Vấn đề là chúng đang bất hợp pháp ở nhiều tiểu bang mà chúng được chuyển đến và thậm chí ở California, nơi EA được đặt trụ sở. EA sớm nhận ra sai lầm khi gửi đi các khớp nối bằng đồng, và tất cả đã được gửi trở lại EA.

Thất bại #2: Hiểu sai hashtag

Vào năm 2014, có một cặp Twitter hashtag #whyIStayed và #whyILeft, nói về bạo lực gia đình, nơi nạn nhân bị lạm dụng chia sẻ câu chuyện của họ sau vụ lạm dụng Ray Rice. Pizza Digiorno đã hiểu lầm và sử dụng hashtag này để tự quảng cáo: #whyIStayed Bạn đã có pizza.

Trong thời gian ngắn, họ hiểu rằng họ đã tự biến mình thành thảm họa và xóa tweet đó. Họ đăng một cái mới, nói lời xin lỗi vì thất bại đó.

Thất bại #3: Hashtag không rõ ràng

Ví dụ trước là sự hiểu lầm về hashtag đã tồn tại, nhưng cũng có các ví dụ về hashtag mới được tạo không thành công. Susan Boyle, một ca sĩ người Scotland, đã phát hành một album mới "Standing Ovation" vào năm 2012. Nhóm PR của cô đã quảng bá nó, tweet trên trang chính thức của cô: "Susan sẽ trả lời các câu hỏi của bạn vào Thứ Bảy. Gửi câu hỏi của bạn cùng hashtag #susanalbumparty."

Nó đáng lẽ sẽ được đọc là “Susan album party", dù bạn đã có thể nhận thấy hashtag này có thể được đọc theo một cách khác.

Thất bại #4: Kỳ vọng và thực tế

Tiếp tục chủ đề Twitter, tôi không thể bỏ qua ví dụ khác về một chiến dịch Twitter không thành công. NYPD (Sở cảnh sát New York) yêu cầu mọi người sử dụng hashtag #myNYPD với hy vọng sẽ nhận được nhiều tweet với hình ảnh cảnh sát chơi bóng rổ với trẻ em, tại tiệc nướng và buổi dã ngoại và v.v.

Nhưng thay vào đó, họ có hình ảnh cảnh sát chĩa súng vào mọi người, đánh người, sĩ quan đánh nhau với người dân và v.v.

Thất bại #5: Tiếp thị vô nhân đạo

Một công ty đệm ở Texas đã sử dụng thảm họa 9/11 trong chương trình khuyến mại. Miracle Mattress đã đăng một video "Twin Tower Sale" trên trang FB chính thức của họ, ở đó một người phụ nữ đề nghị mua đệm của họ với giá gấp đôi để ghi nhớ ngày 9/11.

Sau một thời gian, chủ cửa hàng nệm Mike Bonnano đã đóng cửa hàng và xin lỗi vì những gì ông ta gọi là quảng cáo ‘khiếm nhã’ kỷ niệm ngày 9/11. Trong tuyên bố xin lỗi của mình, ông ta cũng nói rằng "con đường tốt nhất của họ là mở lại cửa càng sớm càng tốt, sau khi thuê nhân viên mới và đào tạo họ."

Thất bại #6: Trò đùa tồi tệ của Pepsi

Năm 1996, Pepsi đã tổ chức một chiến dịch quảng bá, nơi họ cho phép đổi điểm Pepsi để lấy những thứ khác nhau như áo phông, áo khoác da. Khẩu hiệu của chiến dịch này là "Bạn càng uống nhiều Pepsi, bạn càng nhận được những thứ tuyệt vời hơn." Những người sáng tạo chiến dịch thương mại này quyết định khao khát một chút và tặng Harrier Fighter cho ai thu thập đủ 7 000 000 điểm Pepsi. Họ thậm chí không thể tưởng tượng rằng ai đó sẽ coi điều đó là nghiêm túc. Nhưng, John Leonard đã làm vậy.

Anh ta nhận thấy dòng in nhỏ: thay vì thu thập nhãn, người tiêu dùng có thể mua điểm Pepsi với giá 10 xu. Anh ta nhanh chóng nhận ra rằng mình cần 700.000 đô la để mua các điểm Pepsi 7M để có được Harrier Jet. Và anh ấy đã làm được. Pepsi rõ ràng đã từ chối trao cho Leonardo giải thưởng này. Cuối cùng, tòa án đã đưa ra một phán quyết ủng hộ Pepsi rằng "không có người nào có thể kết luận hợp lý rằng thương mại thực sự cung cấp cho người tiêu dùng một chiếc Harrier Jet."

Thất bại #7: Hiệu ứng quá tự tin

LifeLock, một công ty bảo vệ danh tặc của Mỹ, đã tổ chức một chiến dịch tiếp thị kích thích vào năm 2006. Todd Davis, Giám đốc điều hành của LifeLock, đã xuất bản số An sinh Xã hội của mình trên trang web chính thức để chứng minh rằng hệ thống của ông hoạt động như "LifeLock làm cho thông tin cá nhân của bạn vô dụng đối với tội phạm."

Như bạn có thể đã đoán ra, nó không hoạt động. Anh ta là nạn nhân của hành vi trộm cắp danh tính ít nhất 13 lần, theo tờ Phoenix New Times. Hơn nữa, LifeLock đã bị phạt 12 triệu đô la vào tháng Ba bởi Ủy ban Thương mại Liên bang về tội quảng cáo lừa đảo.

Thất bại #8: Kết quả không như mong đợi

Năm 1984, McDonald’s đã tổ chức một buổi quảng bá rất lớn cho Thế vận hội. Khách hàng có thẻ cào với sự kiện Olympic được in bên trên, và mỗi khi vận động viên người Mỹ giành được huy chương, người Mỹ cũng sẽ thắng. Một lon cola cho huy chương đồng, khoai tây chiên cho huy chương bạc và cuối cùng là BigMac cho huy chương vàng. Năm 1976, Mỹ chỉ giành được 34 huy chương vàng và có lẽ McDonald cũng đã kỳ vọng điều gì đó tương tự.

Tuy nhiên, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã ủng hộ năm 1980 và tẩy chay Thế vận hội 1984. Đó là lý do tại sao Mỹ có 83 huy chương vàng thay vì 34 huy chương vàng như dự kiến. Theo tờ Thời báo New York, gã khổng lồ về đồ ăn nhanh đã tính toán rằng các vận động viên người Mỹ sẽ làm tốt trong năm nay. "Nhưng không có Liên Xô, các vận động viên Mỹ đã làm rất, rất tốt", Chuck Rubner, một phát ngôn viên của McDonald's ở Chicago, nói.

Thất bại #9: Ayds nghe như AIDS

Thất bại số 9 không phải là về marketing, nó nhiều hơn là về hoàn cảnh có thể dẫn đến thất bại tổng thể như thế nào. Ayds (phát âm giống như aids) - một công ty kẹo, vốn rất nổi tiếng trong những năm 1970. Có rất nhiều hương vị đặc biệt khác nhau và nó cũng đặc biệt vì nó là "kẹo chống thèm ăn".

Vào năm 1980, nhận thức cộng đồng về AIDS đã gây ra những vấn đề cho Ayds vì sự tương đồng về mặt ngữ âm trong tên của họ. Hơn nữa, một trong những triệu chứng của AIDS là giảm cân, trong khi Ayds là "kẹo chống thèm ăn", vì vậy khái niệm của sản phẩm trở thành một trò đùa tàn nhẫn không chỉ vì tên gọi của nó. Sau đó, tên công ty đã được đổi thành Diet Ayds, điều đó thậm chí không giúp ích gì. Sau một thời gian, công ty cuối cùng đã phải rút khỏi thị trường.

Thất bại #10: Old Coke còn ngon hơn New Coke

Không chỉ Pepsi trải qua thất bại marketing, đối thủ cạnh tranh chính là Coca-Cola thực sự cũng đã nếm mùi thất bại. Năm 1985, Coca-Cola quyết định thay đổi công thức 100 năm. Theo các thử nghiệm mùi vị, Cola-Cola biết được rằng khách hàng thích hương vị ngọt ngào hơn của Pepsi. Về vấn đề này, Coca-Cola quyết định cải tiến và tạo ra "New Coke". Nó đã trở thành một thất bại marketing nặng nề. Mọi người không thích công thức mới này và yêu cầu công thức cũ trở lại. Sau một thời gian, "New Coke" đã bị đưa ra khỏi thị trường.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Tác giả: Elena K

Link bài gốc: 10 Worst Marketing Fails Of All Time

Dịch giả: Triệu Phương Thảo - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Triệu Phương Thảo - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

242 lượt xem