Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Tần Lê - Sáng Lập Công Ty Nghiên Cứu Não Bộ Emotive: Điều Kỳ Diệu Đến Từ Trí Óc

Tần Lê là người sáng lập ra công ty nghiên cứu não bộ Emotive. Công nghệ của công ty cô này đã giúp một người đàn ông liệt cả tay chân lái một chiếc xe ôtô chỉ bằng ý nghĩ của anh ấy. Cô ấy đã có một buổi trò chuyện  kể về câu chuyện bỏ trốn khỏi Việt Nam từ năm bốn tuối, từ bỏ một văn bằng luật về khoa học thần kinh và lý do vì sao trở thành người ngoài cuộc chính là bí quyết của cô ấy.


1. Chạy trốn khỏi Việt Nam

Khi Tần Lê còn là mộ đứa trẻ, cô ấy đã lên đênh trên một con tàu vượt biên và từ đó cuộc đời của cô ấy đã thay đổi hoàn toàn. Vào năm 1981, lúc được 4 tuổi, người mẹ Mai Hồ đã bế cô ấy và em gái Min trốn tại một địa điểm bí mật tại thành phố Hồ Chí Mình, tại quê hương Việt Nam của họ. Lúc đó là vào khoảng nửa đêm và mọi người trong gia đình phải giữ yên lặng ẩn nấp trong nhiều giờ đồng hồ.

Mai Hồ, mẹ của Tần Lê.

“Lúc đó là khoảng 4 giờ sáng, một người đàn ông đi tới và chúng tôi có thể di chuyển từng người một.” Cô Hồ nói: “Tôi bế Min và Lê , leo lênn một con tàu nhỏ. Vào thời điểm đó, sóng biển rất dữ dội, chúng tôi rất sợ hãi và ôm chặt lấy nhau và không ngừng lặp lại rằng chúng tôi sẽ ổn.” 


“Đó là quyết định của gia đình chúng tôi, chúng tôi muốn mang những đứa trẻ đến một nơi an toàn hơn, một nơi xem trọng nền tự do chân chính, và cho chúng tôi cơ hội để làm lại cuộc đời”.


Gia đình đã di chuyển với hơn 150 người khác trên biển Đông, trốn thoát khỏi miền Nam Việt Nam, một vùng đất đã không còn yên bình, khi Sài Gòn (bây giờ là Thành Phố Hồ Chí Minh) rơi vào tay quân đội phía Bắc và kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975.

5 ngày sau khi tập hợp trên tàu, đồ ăn và thức uống đã bắt cuộc cạn kiệt, sau đó, may mắn thay, một tàu chở dầu Anh đã cứu giúp họ, mang họ đến Malaysia và họ được ở trong một trại tị nạn khoảng 3 tháng.

Bà Hồ cho biết: “Đó là quyết định của gia đình tôi, mang những đứa trẻ đi đến một vùng đất an toàn hơn, nơi mà mọi người xem trọng sự tự do chân chính và cho chúng tôi cơ hội đển bắt đầu lại cuộc sống.”

Trong trường hợp gia đình bị bắt lại, cha của Lê đã ở lại với thỏa thuận là ông sẽ giải thoát cho gia đình nếu họ bị giam trong tù. Cuối cùng, họ kiếm được cách để sang Úc, sống tại vùng ngoại ô thành phố Melbourne và Lê đã bắt đầu được đi học.

Bà cũng bổ sung thêm: “Nước Úc dành cho chúng tôi rất nhiều quyền lợi và cho tới bây giờ tôi vẫn không tin những gì đã xảy ra. Không chỉ có thể mở rộng về không gian địa lý, tư tưởng và nhận thức của chúng tôi cũng bắt đầu tiếp thu được nhiều thứ tốt đẹp hơn, bắt đầu lại một lần nữa. Để theo đuổi những ước mơ mà chúng tôi luôn nghĩ sẽ không bao giờ vớ tới được.”


“Nếu như bạn không thật sự cảm thấy an toàn, bạn sẽ không bao giờ có được những suy nghĩ như vậy.”


Nhưng có một cuộc sống bình ổn ở Úc lại không hề dễ dàng.

Cô ấy nói: “Đó thật sự là một thử thách khó khăn, lớn lên ở một nơi mà bạn trông hoàn toàn khác với những người bên cạnh. Bạn có một câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn ăn một loại đồ ăn khác, bạn về nhà và nói một ngôn ngữ khác.” “Bạn ăn những đồ ăn khác “người” vào buổi trưa và dĩ nhiên, bạn bị chọc ghẹo. Đi vào sân trường và mọi đứa trẻ đều có một cái sandwich phết mứt. Còn tôi thì được mẹ chuẩn bị đồ ăn. Tôi luôn cảm thấy e ngại khi mở hộp ra vì chúng đậm mùi đồ ăn Châu Á".

Mẹ của Lê làm nhiều công việc để trang trải cho việc đến trường của hai chị em.bà luôn quyết tâm bắt mọi người phải nói tiếng Việt ở nhà để chắc chắn họ sẽ không quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.

“Tôi thấy được viễn cảnh đó: sau khi hai đứa trẻ quý giá vượt qua sự thử thách này, (mẹ tôi cảm thấy) bà cuối cùng cũng có thể sống một cuộc sống mới, hai đứa trẻ như là tài sản của tôi, chúng là tất cả đối với tôi. Tôi đã hi sinh mọi thứ - bỏ lại chồng mình, bỏ lại gia đình, nguồn cội và tài sản thừa kế để có một cuộc sống mới, cuộc sống cho hai đứa trẻ.”

Nhưng ảnh hưởng của tư tưởng người ngoài cuộc đã cho Lê sức mạnh.

Cô ấy nói: “Nếu như bạn không thật sự cảm thấy an toàn, bạn sẽ không bao giờ có được những suy nghĩ như vậy, bạncảm thấy hoàn toàn thoải mái để bước ra khỏi vùng an toàn của mình và tìm kiếm những cơ hội mới. Đó chính là một nguồn sức mạnh, phần tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi -và chắc chắn, sau đó luôn là những giông tố mà tôi phải vượt qua.”



2. Hồi sinh

Từ khi còn trẻ, Lê đã muốn di chuyển đồ vật bằng trí óc của mình.

Bà Hồ nói: “Khi còn nhỏ, Lê luôn ước rằng mình có thể di chuyển đồ vật chỉ bằng cách nghĩ về nó. Vào lúc đó, Lê chỉ mới 8 hoặc 9.”

Lê nói: “Tôi là một con mọt sách, cũng vừa là một đứa trẻ luôn tò mò những bên cạnh đó cũng khá chăm chỉ. Nhưng mẹ của tôi, bà ấy luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hành. Vì vậy trường học cũng quan trọng đối với tôi. Có thể nói tôi là một con người nghiêm chỉnh quá đáng.”

“Tôi luôn thân thiện nhưng không nổi bật, bạn biết đấy, kiểu người mà mọi người không chú ý hoặc đại loại như vậy. Tôi là kiểu người chăm chỉ lại ít nói.”

16 tuổi, cô ấy học xong trung học và quyết định làm chọn ngành luật - đi ngược lại với mong ước của  mẹ cô ấy.

Cô ấy nói: “Mẹ rất muốn tôi đi học dược sỹ, tôi vào trường y và xem xét. Ở đó, họ có đầy đủ các lọ chứa bộ phận của người chết và tôi nghĩ, bạn biết không, tôi không hề hứng thú gì với máu cả.” 

Lê cũng làm những công việc tình nguyện cho cộng đồng, cô ấy cũng là người đứng đầu của một tổ chức giúp đỡ dân di cư qua được luật lệ nước Úc và tìm kiếm những công việc cũng như học nghề cho mọi người.

“Tôi nghĩ mức đóng góp cao nhất của tôi là có thể hiểu được cơ cấu của luật lệ và giúp tôi có một tương lai tốt đẹp hơn, tôi cũng nghĩ đó là cách tốt nhất để tôi cống hiến.” Tiến bộ công nghệ sẽ thúc đẩy tương lai tôi muốn mình cũng có thể một chút sức vào đó.

Sau đó, vào năm 1998, vào độ tuổi 20, Lê đã thắng giải “Người Úc trẻ tuổi của năm” cho cộng việc cộng đồng của cô ấy, giải thưởng này đã giúp cô ấy mở rộng vốn hiểu biết của mìn và giúp cô ấy biết được mình muốn trở thành gì".

“Tôi thấy, điều quan trọng là xác định mức cao nhất của việc đóng góp trong cuộc sống. Mọi người đều khác biệt - những gì bạn nhận được đều khác nhau, mọi thứ bạn tiếp xúc hằng ngày cũng khác nhau và bạn sẽ phải tìm ra những ẩn số đã tạo nên con người bạn, sau đó xác định các biểu hiện của chúng.”

Khi học luật tại trường đại học Monash, “trí óc luôn phát triển và không ngừng đi lên”, đối với Lê, học nhiêu nhiêu đấy thì không bao giờ đủ. Hầu hết mọi người tôi gặp đều có một niềm đam mê sâu sắc về những gì mà họ đang làm, và họ có động lực bằng việc khám phá những câu hỏi của khoa học, các cơ hội kinh doanh hoặc có một tình yêu sâu sắc với âm nhạc. Hoặc như trong thể thao, để đạt được thành quả to lớn trong chuyên môn, đều đi kèm với những yêu cầu khắt khe mà bạn không bao giờ tưởng tượng nổi.

“Tôi đã thấy rất rất nhiều ví dụ của các hình mẫu khác, hơn là thần tượng hóa những mong muốn của mẹ về sự thành công khi trở thành một bác sĩ hoặc luật sư. Mỗi lần có chuyện gì xảy ra, tôi nghĩ tôi không thể quay trở lại với ngành luật nữa và tôi luôn biết được tôi đang đi đúng trên con đường của mình.”

Hai cuốn sách đã truyền cảm hứng cho cô đó là: cuốn “The Silicon Boys and Their Valley of Dreams” của David A. Kaplan nói về lịch sử của Thung lũng Sillicon và “Built to Last: Successful Habits of Visionary Companies” của Jim Collín và Jerry I. Porass.

Cô ấy nói: “Những cuốn sách này đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Nhìn nhận việc, khi tôi 16 tuổi và suy nghĩ về tương lai của mình tôi đã không có một cái nhìn tổng quát những thứ, chúng ta dùng để định hình xã hội và thế giới.”

“Nhận ra rằng, tiến bộ công nghệ sẽ dẫn lối tương lai và tương lai sẽ thuộc về những người tạo ra những tiến bộ đó. Và tôi muốn là một phần của những bộ óc sáng tạo đó. Tôi không muốn mình bị đào thải trong quá trình phát triển. Tôi muốn bước trên con đường ấy và sáng tạo ra những cái mới.”



3. Điều khiển trí óc

Lê, từ một người học sinh không nổi bật tại trường trung học cho đến người sáng lập ra một công ty với nền công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Sau khi một thời gian làm việc tại công ty luật Freehills của Úc, cô ấy đã cho làm thí nghiệm các ý tưởng công nghệ của mình.

Đầu tiên là công ty gia sư trẻ em online, tiếp nữa là một doanh nghiệp sản xuất mã vạch.

Lê nói: “Máy móc luôn là điều tôi hứng thú. Bạn biết đấy, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã thích xe cộ, tôi không thích chơi búp bê, tôi chỉ mê những chiếc ô tô nhỏ và những con rô bốt thôi.”

Cuối cùng, máy mã vạch trở thành một phần mềm để có thể giúp những công ty lớn giao tiếp với khác hàng thông qua tin nhắn, những bước đi đầu tiên trong đầu những năm 2000. Lê và người đồng sáng lập Nam Do đã tính chi phí của mỗi khách hàng là 5 đồng Úc mỗi tin nhắn và số liệu tăng trưởng rất nhanh: cuối cùng, họ có được 150 triệu tin nhắn người dùng mỗi tháng.

Vào năm 2003, tại độ tuổi 26, cô bán công ty.

Cô nói: “Sau khi tôi bán doanh nghiệp đầu tiên của mình...tôi không muốn chỉ tạo ra một widget hoặc một ứng dụng .....tôi muốn khám phá ra những câu hỏi khoa học và liều lĩnh tham dự vào một lĩnh vực mà có thể sẽ ngăn tôi trở nên mất phương hướng trong 5 năm hoặc nhiều hơn thế nữa.”

“Sau một bữa tối, chúng tôi có một ý tưởng: làm thế nào để chúng tôi phát triển một thế hệ máy tính tương tác với con người trở nên thông minh hơn, không chỉ hiểu được những gì chúng ta nói, mà còn nhận biết được cảm xúc của chúng ta, đáp ứng được mọi thứ, phát triển trí tuệ nhân tạo hơn.”

“Ý định của tôi là tìm kiếm điều gì đó có thể khiến tôi cống hiến cả đời của mình vào đó, một cuộc sống với những sự cố gắng, không chỉ đòi hỏi tôi làm mới lại bản thân mình, đó sẽ là mình lĩnh vực rộng khắp và cho pháp tôi tái tạo lại những thứ cần phải thay đổi.”

Allan Snyder, một nhà khoa học nổi tiếng đã gặp Lê và Do đã giúp đưa ra câu trả lời.

Sau một bữa tối muộn, chúng tôi bàn luận về phương pháp để máy tính có thể nắm bắt được cảm xúc của con người. Lê chia sẻ trên trang web Wired vào năm 2010: “Sau một bữa ăn tối, chúng tôi có một ý tưởng: làm thế nào để phát triển một thế hệ máy tính tương tác với con người trở nên thông minh hơn, không chỉ hiểu được những gì chúng ta nói, mà còn khả năng nhận biết được cảm xúc của con nời, đáp ứng được mọi thứ, phát triển trí tuệ nhân tạo.”

Sau đó Lê đã cho ra mắt Emotiv và tạo ra một thuật toán có thể xác định cảm xúc của con người bằng các dữ liệu từ bộ não. Nhưng bộ não con người rất phức tạp, được tạo từ hơn 100 000 mét nơ ron thần kinh. Như Lê đã giải thích tại TED Talk 2010, các phản ứng hóa học giữa chúng tạo ra các xung điện và từ đó có thể đo được, nhưng bề mặt của bộ não thì đều là đường gấp khúc.

 


Cô nói: “Vỏ não của mỗi người đều có những nếp gấp khác nhau, khác nhau rất nhiều, giống như vân tay của chúng ta vậy. Vì vậy, mặc dù một dấu hiệu có thể đến từ cùng một phân khu thần kinh  của bộ não, trong thời gian đó cấu trúc của bề mặt não bị gấp lại, vị trí của nó rất khác biệt giữa mỗi người, thậm chí ở những cặp song sinh giống hết nhau. Từ bề mặt não, không có bất kỳ sự nhất quán nào từ các dấu hiệu.”

Bước đột phá của Emotiv là tạo ra một thuật toán “mở ra” vỏ não để các xung điện có thể được vẽ lại.


Box Out



Như các Lê đã minh họa trên TED Talk, sản phẩm tiêu dùng đầu tiên của họ là tai nghe Epoc, một thiết bị không dây và di dộng EEG (điện não đồ), thay vì một cỗ máy  lớn thường được nhìn thấy trong bệnh viện với trị giá hàng ngàn đô la, nó có thể đọc được cảm xúc của người dùng và để họ di chuyển đồ vật được hiện lên màn hình máy tính.

Nó có thể giúp mọi người điều khiển một chiếc máy bay trực thăng đồ chơi, đơn giản chỉ bằng cách nghĩ “lên”, kéo rèm lại, chơi game, di chuyển rô bốt và thậm chí điều khiển xe lăn điện bằng những biểu cảm trên khuôn mặt để tạo ra các mệnh lệnh chuyển động.

Sau một vài tháng ra mắt, công ty đã có hơn 10 000 khách hàng, bao gồm  Boeing.

Lê nói: “Khi bạn nhìn vào tương lai, tôi không thể tưởng tượng được một thế giới nơi chúng ta không cần đối mặt trực tiếp với máy móc, chúng đã có sẵn trong đầu chúng ta.”

Có lẽ minh họa ấn tượng nhất của công nghệ Emotiv này là khi Rodrigo Hubner Mendes, một người đàn ông bị liệt cả tay và chân, sử dụng công nghệ này để lái chiếc xe Formula One chỉ bằng suy nghĩ của chính mình. Trong một cuộc tấn công bất ngờ, Mendes đã bị bắn vào cổ trong khi đang lái xe ở Sao Paulo, Brazil, vào năm 18 tuổi và khiến anh ấy bị liệt từ cổ trở xuống.

27 năm sau, vào năm 2017, anh ấy đã ngồi lên xe ô tô sau ngần ấy năm của cuộc tấn công.

Khi ngồi trong xe, Mendes , người thành lập tổ chức phi lợi nhuận Rdrigo Mendes Institude, đã giải thích nhóm đã sử dụng một thiết bị máy tính để vạch ra sóng điện não, nghĩa là những suy nghĩ hoặc mô hình não có thể liên kết với những mệnh lệnh khác nhau.

Anh ấy nói: “Để tăng tốc, tôi đã nghĩ rằng tôi đang ăn mừng một mục tiêu bóng đá, đó chính là tầm nhìn.” Để rẽ phải, tôi nghĩ tôi đang ăn một món ăn rất ngon và hấp dẫn. Để rẽ trái, tôi nghĩ tôi đang giữ tay lái một chiếc xe đạp.”

Lê và Mendes gặp nhau lại bữa tiệc tối của Những người lãnh đạo trẻ toàn cầu, một phần của Forum kinh tế thế giới, và họ ngẫu nhiên ngồi đối diện nhau. Mandes đã sử dụng công nghệ Emotiv để lái xe, nhưng Lê đã không hề biết những gì anh ta đã làm.

Đối với Lê, khả năng là vô tận.

“Kiểu xã hội chúng ta xây dựng trong tương lai, cách mà chúng ta khiến cho nó trở nên toàn diện hơn, cách chúng ta có thể liên kết với những người khác và cách mà chúng ta vượt qua được những giới hạn mà chúng ta tự vạch ra?

Tôi cá là bạn sẽ rất hào hứng khi thấy nó xảy ra đấy".


Tác giả: Lucy Handley
Link bài gốc: Tan Le: Making miracles with her mind

Dịch giả: Huỳnh Anh Thư - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Huỳnh Anh Thư - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

195 lượt xem