Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Thật Bất Công Với Bản Thân Nếu Cứ Cố Gắng Làm Hài Lòng Người Khác

Bạn sẽ thật ngu ngốc nếu sợ người khác nghĩ mình như vậy

Hãy mặc kệ những gì người khác nghĩ về bạn. Theo một nghiên cứu tâm lý, nhu cầu cảm xúc lớn nhất chính là sự an toàn. Có ai mà không muốn được mọi người yêu quý chứ? Nhưng việc cố gắng làm người khác quý mến bạn thường khiến bạn sống không có mục tiêu và đánh mất giá trị bản thân. Nếu bạn đang cố gắng lấy lòng người khác, thì điều này đúng là như vậy. 

“Bạn sẽ không thể làm hài lòng được tất cả mọi người. Nếu cứ cố gắng làm vậy, thành thử bạn sẽ chẳng vừa lòng bất kì ai. Điều bạn cần làm là cho họ thấy điều tuyệt vời nhất về con người của bạn.” - John Lennon


Muốn và cần được người khác yêu quý là hai chuyện khác hoàn toàn. Tất cả chúng ta đều muốn được mọi người yêu quý. Nhưng khi bạn cần điều đó thì:

  • Bạn trở nên tuyệt vọng
  • Bạn đồng ý làm những việc mà rõ ràng không để lại một chút ấn tượng
  • Bạn cảm thấy mất phương hướng
  • Mối quan hệ của bạn phụ thuộc vào người khác, xuất phát từ một phía và chỉ là bề nổi. Nó chắc chắn sẽ mất đi trong tương lai. 

Bạn phải miễn cưỡng ăn những đồ không lành mạnh, phải làm những dự án mà bạn chẳng hề hứng thú, hay bạn phải vắt óc suy nghĩ, bị ám ảnh bởi những vấn đề xung quanh và nuối tiếc vì đáng lẽ bạn đã có thể dễ dàng giải quyết chúng.

Trong cuốn Approval Addiction Overcoming Your Need to Please Everyone của Joyce Meyer, bà giải thích rằng mong muốn hòa nhập cùng mọi người bắt nguồn từ cảm giác mất an toàn thường là hậu quả của những vụ lạm dụng về thể chất, lời nói hay cảm xúc. Sự khát khao được công nhận được thúc đẩy bởi những cảm xúc tiêu cực:

Tội lỗi

Xấu hổ

Tức giận

Những cảm xúc trên không thể là nền tảng tốt để tạo nên một mối quan hệ với chính bạn hoặc với những người xung quanh. Nếu bạn muốn sống có mục tiêu thì đừng cố gằng làm vừa lòng người khác mà hãy sẵn sàng nghe theo sự mách bảo của trái tim mình. 


Những mối quan hệ lành mạnh sẽ có xung đột và sự khác biệt


Đúng là như vậy, nếu bạn thành thật với chính mình. Thay vì gửi một tin nhắn hay email thì gọi một cuộc điện thoại hay gặp gỡ người đó thực chất sẽ tốt hơn rất nhiều. Hãy cứ mạnh dạn gặp mặt trực tiếp để nói chuyện và bày tỏ cảm xúc của mình.

Đây là một sự tập luyện nhưng nó cũng là cách tự chăm sóc và yêu thương bản thân. Nếu bạn thực sự yêu và trân trọng bản thân mình, bạn sẽ biết cách đối mặt với những cảm xúc khó khăn của việc học cách là chính mình. Nếu không, bạn chắc chắn sẽ đi vào vết xe đổ trong quá khứ. 

Thời gian sống trên đời này rất ngắn vậy nên đừng lãng phí nó cho những việc mà bạn không thích và cũng đừng sống trong sự sợ hãi rằng người ta nghĩ gì về mình. Những mối quan hệ có thể rất thân thiết và chân thật. Nhưng hóa ra xung đột mới chính là cách chắc chắn nhất để làm mọi người thân thiết với nhau.

Khi hai người cảm thấy an toàn và thoải mái trong một mối quan hệ, họ sẽ sẵn sàng trải lòng và kể cho bạn nghe những nỗi lòng của họ. Và nếu họ không đồng tình về bất cứ điều gì, họ cũng sẽ sẵn sàng bày tỏ. Những xung đột trong một mối quan hệ không phải là chuyện cãi vã lần nhau mà đúng hơn là người ta muốn bất cứ việc gì họ làm cùng nhau đều rõ ràng và đi theo chiều hướng tích cực.


Bạn nên cảm thấy an tâm


“Tư duy thịnh vượng xuất phát từ cảm giác an toàn ở bên trong, chứ không phải từ những sự đánh giá qua bề ngoài, những so sánh, quan điểm, của cải hay những mối quan hệ.” – theo Stephen R. Covey

Sự an toàn là điều mà con người cần nhất. Nhưng sự an toàn đó nên bắt nguồn từ chính bên trong con người họ. Thậm chí khi mọi thứ đang sụp đổ ngoài kia thì bạn cần sẵn sàng tin tưởng bản thân mình. Đương nhiên là bạn sẽ cần những người bạn tốt luôn ở bên giúp đỡ và ủng hộ. Nhưng cho đến khi bạn tự cảm thấy an toàn rồi, bạn sẽ không bao giờ có thể thật lòng trong những mối quan hệ như lúc đầu. 


Bạn sẽ mọi tình huống ngoại cảnh xung quanh tác động và làm bạn phải vật lộn với chúng.

Bạn thực sự không thể đem lại những dịch vụ hay món quà chân thành nếu bạn đang khao khát được người khác chấp nhận. Bởi bất cứ điều gì bạn mang lại cho họ thực chất chỉ là để vụ lợi cho bản thân, để muốn họ yêu quý bạn. Thật đáng buồn vì điều đó. 

Vì thế, Covey giải thích rằng cảm xúc dạt dào bắt nguồn từ cảm giác an toàn ở bên trong. Khi Jody Williamson, một trong những nhà kinh doanh hàng đầu của Mỹ dạy nhân viên của ông ấy rằng bạn phải tin rằng mình giàu có và không cần đến khách hàng tiềm năng này. 

Khi bạn thực sự tin và biết mình an toàn ngay cả khi không có mối quan hệ và cơ hội nà, sau đó bạn có thể cư xử một cách thành thật và chân thành. Bạn sẽ không tuyệt vọng. Nếu việc này không thể giúp bạn, hãy cứ tiếp tục. Cuộc sống là vậy. Chớ trêu thay, đây cũng chính là cách để hòa nhập, để được chú ý và thể hiện cho mọi người thấy điều tuyệt vời nhất của bản thân. Chỉ bằng cách này bạn mới có thể thu hút các cơ hội và mối quan hệ và từ đó dần định hình lên con người bạn muốn hướng đến.


Trông ngốc nghếch trong suốt cả cuộc đời cũng chẳng sao

Như RuPual từng nói “Bạn biến mình trở nên ngốc nghếch khi sợ mình trông ngốc ngếch”

Người ta không muốn xin lời khuyên vì họ sợ mọi người nghĩ mình kém cỏi. Nhưng một nghiên cứu của trường Havard đã chứng minh rằng khi bạn yêu cầu người khác giúp đỡ, chỉ đường, cho lời khuyên, thực sự mọi ngươi sẽ nghĩ bạn là người có trình độ và giỏi giang hơn.

Nếu bạn nói cho họ về câu chuyện của mình, ban đầu họ sẽ không vui nhưng sau đó họ sẽ tôn trọng bạn hơn.


Trí nhớ của con người rất ngắn hạn


 Theo trang Science “Trí nhớ ngắn hạn của con người khá hạn chế, nó chỉ có thể nhớ được khoảng 7 chi tiết trong khoảng thời gian từ 20-30 giây”

Con người có trí nhớ rất ngắn hạn. Hầu hết bạn sẽ vĩnh viễn quên đi những trải nghiệm bạn có trong vòng 30 giây. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ nhớ lại nó được.

Hãy nghĩ về những việc bạn làm hôm nay, hầu hết bạn sẽ không bao giờ nhớ lại chúng.

Khi bạn xin ai đó lời khuyên, họ cũng sẽ chẳng nhớ mình đã nói gì.

Khi bạn bị ai đó từ chối, họ sẽ nhanh chóng quên nó, và bạn cũng vậy.

Khi bạn từ chối một cơ hội, có thể cả bạn và người mang đến cơ hội đó sẽ chẳng còn ý niệm gì về nó.

Vấn đề ở đây là để tìm kiếm một sự chấp thuận sai lầm bạn sẽ phải trả giá rất nhiều, nhưng để tránh được nó thì rất đơn giản. Bởi khi bạn thật lòng với người khác, mối quan hệ đó sẽ khăng khít hơn và dù sao cả hai bên cũng sẽ quên đi sai lầm trước đó.


Tìm kiếm sai đối tượng  

Mong muốn được người chấp nhận khiến bạn sai lầm đi tìm kiếm “ngôi sao vàng” trong cuộc đời mình. Được người khác chấp nhận có vui không? Đương nhiên rồi. Nhưng bạn cũng sẽ cảm thấy thật khó chịu khi được chấp nhận của người khác vì  lòng bạn thực sự không muốn điều đó.

Trong những trường hợp như vậy, bạn thực sự oán giận người đã chấp nhận bạn vì họ không phải là người bạn cần. Thật là một cảm giác hỗn độn.


Thay vì cố gắng để làm vừa lòng một người không phù hợp, Craig Ballantyne gợi ý tự hỏi bản thân rằng:

  • Bạn nên làm vừa lòng ai?
  • Bạn thực sự muốn làm việc cho ai?
  • Bạn thực sự muốn làm việc cùng ai?

Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu một nhà văn cố làm hài lòng mọi người thì họ sẽ chẳng có bất kì độc giả nào.

Nếu một người cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, họ sẽ không có một mối quan hệ nào thật lòng cả. Tất cả các mối quan hệ sẽ là những cuộc giao dich. Ngược lại, những mối quan hệ có tính hai chiều chỉ có thể có khi các bên là người thật lòng muốn cho đi và không vụ lợi cho bản thân mình. Những người trong mối quan hệ cần phải độc lập để có thể tạo ra mối liên kết lẫn nhau, từ đó tình cảm giữa hai bên mới có thể phát triển hơn nữa. 


Số lượng chính là con đường dẫn đến chất lượng


“Số lượng hơn chất lượng” – Joe Polish

Nếu bạn muốn giỏi một lĩnh vực nào đó, bạn không thể cần đến sự chấp nhận từ người khác. Những người quan trọng sẽ yêu mến bạn.

Bạn sẽ phải thất bại rất nhiều.

Trong cuốn “Những người lập dị” Adam Grant giải thích rằng “những người lập dị” (ví dụ như những người sáng tạo trong công việc) thì không đáng tin. Nói cách khác, mọi thứ họ làm ra đều rất khác thường. 

Ví dụ, trong số 50 bản nhạc tuyệt vời nhất từ trước đến nay, 6 bản do Mozart sáng tác, Beethoven sáng tác 5 bản và Bach đóng góp 3 bản. Nhưng để tạo ra những sản phẩm âm nhạc đó, Mozart đã viết hơn 600 bài hát, Beethoven viết 650 bài và Bach viết hơn 1000 bài.

Picasso cũng vậy, ông tạo ra hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật nhưng chỉ một vài trong số đó được coi là tuyệt tác của ông. Edison có 1.900 bằng sáng chế và chúng ta chỉ biết đến một vài sáng chế của ông. Albert Einstein đã xuất bản 248 bài báo khoa học, chỉ một vài trong số đó khiến ông được mọi người biết đến với thuyết tương đối của mình.

Nếu Mozart lo lắng liệu mọi người có đón nhận tất cả tác phẩm của mình không thì ông đã không viết nhiều đến vậy. Từ đó, ông sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để tạo tạo sự hoàn hảo trong các tác phẩm.

Bạn không cần hoàn hảo. Hoàn hảo để chỉ sự không cần thiết phải làm vừa lòng người khác, là nỗi sợ hãi thất bại và bị mọi người nghĩ mình kém cỏi. Nó trái ngược với sự can đảm và sự thành thạo của bạn.

Bạn không cần hoàn hảo. Hoàn hảo để chỉ sự không cần thiết phải làm vừa lòng người khác, là nỗi sợ hãi thất bại và bị mọi người nghĩ mình kém cỏi. Nó trái ngược với sự can đảm và sự thành thạo của bạn. 


-----------------------------------------

Tác giả: Benjamin P. Hardy


Link bài gốc: Your Fear Of Looking Stupid Is Making You Look Stupid

Dịch giả: [Trần Thị Phương Thảo] - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Trần Thị Phương Thảo] - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!


 


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

333 lượt xem