Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[A Crazy Mind] Chuyên Gia Về Hành Vi Tội Phạm FBI Chia Sẻ Cách Để Tạo Cảm Tình Ngay Từ Lần Đầu Gặp Gỡ



Mới gặp một người lạ, chúng ta đều có thể sẽ cảm thấy khó xử. Lúc đó bạn nên nói gì? Làm thế nào để bạn có thế gây ấn tượng tốt? Bạn giữ được cuộc trò chuyện như như thế nào?


Nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ ảnh hưởng tới hạnh phúc của mỗi người và việc kết nối là nút thắt quan trọng để giúp bạn có được một công việc và xây dựng một sự nghiệp như mong muốn.


Nhưng cách nào là cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ và tạo sự tin tưởng? Nhẹ nhàng và đơn giản, tìm được ai có thể giải thích làm thế nào có thể khiến đối phương có cảm tình với bạn?


Robin Dreeke có thể.

Robin từng là Trưởng phụ trách Chương trình Phân tích Hành vi tội phạm từ FBI và đã nghiên cứu những mối quan hệ giữa con người với con người hơn 27 năm kinh nghiệm. Có thể nói anh là một chuyên gia về cách làm thế nào để khiến người khác có cảm tình với bản thân mình.

Robin là tác giả của cuốn sách xuất sắc, “It’s Not All About “Me”: Mười kĩ thuật đỉnh nhất để có thể nhanh chóng gây dựng mối quan hệ với người khác".

Tôi liên hệ với anh để xin một vài câu trả lời (Hãy nhớ rằng Robin không còn đại diện/làm việc cho FBI nữa, Đây là những nghiên cứu chuyên gia của bản thân anh).

Trong bài viết này, bạn sẽ được học những thứ sau đây:


  • Bí mật hàng đầu để hoà hợp với mọi người

  • Làm thế nào để người lạ cảm thấy thoải mái

  • Điều bạn làm mà khiến người khác mất hứng nhất

  • Làm thế nào để sử dụng ngôn ngữ cơ thể như một chuyên gia

  • Một số những Nhu thuật bằng ngôn từ để ứng phó với những người luôn cố điều khiển bạn.



  1. Điều quan trọng nhất phải làm với bất kì người nào bạn gặp đầu tiên.


Mẩu lời khuyên #1 của Robin: “Hãy kiếm tìm những suy nghĩ và quan điểm của người khác mà không hề được phán xét chúng".


Hãy đặt câu hỏi. Hãy lắng nghe. Nhưng đừng phán xét. Không một ai - kể cả bản thân bạn - thích cái cảm giác bị phán xét.


Chiến thuật đầu tiên mà tôi luôn đặt lên hàng đầu khi nói chuyện với bất kì là việc công nhận ai đó mà không hề phán xét họ. Hãy lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của người khác mà không được phán xét  họ. Mọi người không hề muốn bị phê bình lên bất kì suy nghĩ hay quan điểm nào mà họ đã thể hiện và thực hiện ra.

Nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn đồng tính với họ. Việc xác nhận ấy đòi hỏi thời gian để hiểu được nhu cầu, mong muốn, giấc mơ hay ngưỡng vọng của họ là gì.

Vậy bạn nên làm gì khi ai đó bắt đầu nói những điều điên cuồng? Đầy là lời khuyên của Robin



Điều mà tôi vẫn thích làm hơn cả, ngay khi tôi nghe điều gì mà bản thân không nhất thiết cần phải đồng tình cùng hay nên hiểu nó, thay vào việc phán xét thì phản ứng ban đầu của tôi luôn là, “Ồ, điều này thật hay ho đó. Tôi chưa bao giờ nghe vấn đề đó theo khía cạnh này đâu. Hãy giúp tôi hiểu vấn đề này thêm nhé. Làm thế nào mà bạn lại nghĩ ra được điều đó?”

Bạn không hề đang phán xét, bạn đang thể hiện sự thích thú vào vấn đề đó. Và điều đó khiến cho người khác bình tĩnh tiếp tục nói về chủ đề yêu thích của họ: bản thân họ.


Những nghiên cứu cho thấy rằng con người ta dễ tìm thấy niềm vui hơn từ việc nói về bản thân họ hơn là từ đồ ăn hay tiền bạc:


Nói về bản thân họ - dù là cuộc hội thoại trực tiếp hay qua mạng xác hội như Facebook và Twitter - vẫn luôn kích thích cái cảm giác hài lòng cho bộ não như đồ ăn và tiền bạc…

(Đề hiểu thêm về khoa học của cuộc sống thành công, hãy xem cuốn sách bán chạy nhấy của tôi ở đây)


Vậy là bạn đã ngừng làm người hay phán xét và bạn đang xác nhận mọi thứ thoải mái hơn. Ồ, nếu mà chúng thật sự dễ dàng như vậy… thì vấn đề ở đây là gì vậy? Cái tôi của bạn.


2) Bớt cái tôi của bạn để khiến người khác thích bạn hơn.


Phần lớn chúng ta đều mong muốn chỉ điểm sai sót của người khác. (Phần bình luận trên mạng luôn đầy rẫy những điều đó, có phải không?)

Và chúng là nguyên do giết chết sự thân tình trong các mối quạn hệ.


Muốn sửa sai ai đó? Muốn thể hiện với họ về trris chuyện thông minh của bạn? Đừng có làm vậy.

Robin nói rằng:

Việc bớt cái tôi là hành động đặt nhu cầu, mong muốn và quan điểm của bản thân mình sang một bên. Hãy tỉnh táo bỏ qua cái việc muốn được sửa sai và sửa sai người khác. Chúng sẽ không để cho bản thân bạn dễ bị kích thích xốc nổi bởi một tình huống nào đó mà bạn không đồng tính với suy nghĩ, quan điểm và hành động của ai đó.

Phủ nhận người khác không hề giúp bạn xây dựng các mối quan hệ. Dale Carnegie đã nhận ra điều này rất nhiều năm về trước - và điều này cũng đã được chứng minh bởi khoa học tâm lý.


Khi con người ta lắng nghe những điều mâu thuẫn với đức tin, phần tư duy lô-gíc trong bộ não của họ tự động đóng lại và chúng chuyển sang chế độ phản ứng.


Vậy điều gì đã xảy ra trong bộ não con người khi chúng nhận thấy thông tin mẫu thuẫn với thế giới quan của họ trong một tình thế với những văn cảnh hoàn toàn khác biệt? Ngay khi họ nhận ra đoạn phim đó mâu thuẫn với quan điểm của họ, bán cầu não giải quyết những vấn đề tư duy và lô-gics đi vào chế độ ngủ, nhường bước cho bán cầu não còn lại giải quyết khoản phản bác thù địch/ -  những phản ứng Chiến-hay-Chạy - bùng lên.

Vậy bạn đã ngừng cố trở nên thông minh hơn. Nhưng làm thế nào để có thể trở thành người biết lắng nghe tốt?

3) Làm thế nào để trở thành người biết lắng nghe?

Chúng ta đều nghe rằng kĩ năng lắng nghe là quan trọng nhưng không ai giải thích được làm thế nào để thực hiện chúng đúng cách. Bí quyết ở đây là gì?

Ngừng nghĩ về điều mà bạn sẽ nói tiếp theo và hãy tập trung vào điều họ đang nói bây giờ.


Hãy tò mò và hỏi thêm về điều khiến bạn thích thú.


Lắng nghe không có nghĩa là ngừng nói. Lắng nghe là không có thêm điều gì để nói nữa. Ta có thể thấy sự khác biệt ở đây. Nếu như bạn ngừng nói, nghĩa là bạn vẫn đang nghĩ về điều bạn chuẩn bị nói. Bạn chỉ chưa nói nó ra thôi. Việc thứ hai tôi nghĩ về phản hồi của tôi, tôi sẽ nửa nghe câu chuyện của bạn bởi vì tôi đang chờ cơ hội để kể cho bạn câu chuyện của tôi.

Việc bạn cần làm là: Ngay khi bạn nghĩ ra được câu chuyện hay suy nghĩ mà bạn muốn chia sẻ ngay, hãy vứt nó đi. Hãy tỉnh táo mà dặn dò bản thân là, “Tôi sẽ không nói nó ra.”

Tất cả việc mà bạn nên làm là tự vấn mình, “ Ý tưởng hay quan điểm nào mà họ vừa đề cập tôi thấy nó thú vị và muốn tìm hiểu thêm?”

 Nghiên cứu cho thấy rằng khiến người khác kể thêm nhiều chuyện với bạn khiến bạn trở nên được mến mộ hơn và khiến họ muốn sẻ chia thêm với bạn nhiều hơn.


Những nguyên lý cơ bản cho việc chủ động lắng nghe là thẳng thắn:


  • Lắng nghe những điều họ nói. Đừng cắt ngang, phủ nhận hay “đánh giá”.

  • Gật đầu, và đưa ra những lời bình luận chung chung như “ừ nhỉ", “à ừ ha".

  • Để tránh cảm thấy kì quặc, nhắc lại điểm mấu chốt của những điều họ vừa nói, từ cái khung câu chuyện họ nhắc tới.

  • Đặt câu hỏi. Hãy hỏi những câu hỏi thể hiện rằng bạn đang quan tâm và điều này sẽ kéo cuộc trò chuyện lên một mức mới.


Chúng ta đều biết - một số người thật sự rất tẻ nhạt. Bạn không hề thích thú vào điều họ đang nói.  Vậy chúng ta nên hỏi câu gì sau đó đây, người bạn thông minh của tôi?



4) Câu hỏi tuyệt nhất để hỏi người khác


Cuộc sống đôi khi thường thật trúc trắc với mọi người: giàu hay nghèo, già hay trẻ. Tất cả mọi người.

Chúng ta đều thường phải đối mặt với nhiều thử thách và chúng ta thích nói về chúng. Vậy đó chính là thứ ta nên hỏi.

Robin nói rằng:

Câu hỏi tuyệt mà tôi luôn yêu thích là về những thử thách: “Những thử thách nào mà bạn thường gặp phải khi đi làm? Kiểu thử thách nào mà bạn phải chịu trận khi sống ở quốc gia này? Thử thách nào bạn thường có khi nuôi dạy những đứa trẻ?” Mọi người đều có thử thách. Chúng kích thích con người ta muốn chia sẻ hơn về những ưu tiên của bản thân họ trong cuộc sống tại thời điểm đó.

Câu hỏi thật sự mạnh mẽ đến phi thường. Vậy cách nào là khả thi nhất để khiến bạn có thể ảnh hưởng được người khác? Hãy chỉ tập trung vào xin lời khuyên.


Trong cuốn sách xuất sắc của Adam Grant - “Cho khế nhận vàng" có đoạn:

Những nghiên cứu mô tả rằng xuyên suốt hoạt động sản xuất, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, và nền công nghiệp y dược, tìm kiếm lời khuyên luôn là cách hiệu quả nhất để gây tầm ảnh hưởng tới đồng nghiệp, người giám sát và những người cộng tác viên. Việc xin lời khuyên có tính thuyết phục lớn hơn cả những chiến thuật như là gây áp lực cho các cộng tác viên hay nịnh nọt người giám sát. Việc tìm kiếm lời khuyên đồng thời luôn được cho là mang tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều  so với cách tiếp cận sai trái như hối lộ của những người có cùng mục đích như ta.


Ngồi không và nghĩ rằng bạn có thể bằng những mưu mẹo mà thao túng người khác được sao? Nhầm rồi, Snidely Whiplash ạ (tên của một nhân vật phản diện trong phim hoạt hình, xem thêm tại đây). Mọi thứ sẽ chỉ có tác dụng khi bạn thành thật mà thôi

Trong nghiên cứu của bà về việc kiếm tìm lời khuyên, Liljenquist tìm thấy sự thành công “phụ thuộc vào mục tiêu mà luôn coi việc thành thật là những cử chỉ chân thật và thật lòng". Khi bà trực tiếp khích lệ người khác để kiếm tìm những lời khuyên như một chiến thuật mang tầm ảnh hưởng thì hầu như đều thất bại.

(Sau đây là danh sách những câu hỏi có thể tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ nhất trong lần gặp đầu tiên)


Nhưng nếu như bạn phải tiếp cận một ai đó thật sự lạnh lùng? Làm thế nào để tiếp cận người thậm chí không muốn nói chuyện và sẵn sàng để ý tới bạn?

5) Làm thế nào để cho người lạ cảm thấy thoải mái


Điều đầu tiên: Hãy nói rằng bạn chỉ có phải phút thôi vì bạn sắp phải đi rồi


Khi mọi người thấy bạn sắp rời đi, họ sẽ cảm thấy thoải mái. Nếu như bạn ngồi cạnh ai đó trong một quán bar và nói, “Chào, tôi có thể mời bạn một ly không?” họ sẽ tự động tăng “áo giáp" đề phòng với bạn. Họ sẽ thầm hỏi “Ông là ai, ông muốn gì, và khi nào thì ông biến đi?”. Cho nên câu hỏi “Khi nào thì ông sẽ rời đi?" là thứ mà bạn phải chủ động trả lời ngay trước đó.




Nghiên cứu cho thấy nếu bạn hỏi câu hỏi: “Cậu có thể dành một chút thời gian cho tôi được không ngay trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, thì người nghe sẽ cảm thấy thoải mái hơn và khả năng họ nghe theo những lời đề nghị của bạn.

Kết quả cho thấy là tỉ lệ sự ăn ý trong cuộc trò chuyện thường cao hơn khi người hỏi đề cập đến sự sẵn sàng cho cuộc trò chuyện và sẵn lòng chờ câu trả lời của người nghe hơn là khi anh ta chỉ làm theo cái kịch bản cứng nhắc đã định sẵn trong đầu mà không để ý đến người đối diện.


Không ai muốn có cảm giác bị gài bẫy khi nói chuyện với những người lạ kì cục. Mọi người thường thích giúp đỡ người khác hơn bạn nghĩ nhiều, nhưng họ vẫn cần cảm giác an toàn và biết được mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát của họ.

Kể cả nếu như bạn có thể làm đúng được tất cả điều kể ở trên, bạn vẫn có thể bị coi như là một ông chào hàng bán xe cũ kĩ mà chẳng ai thèm ngó tới. Và cái nỗi sợ đó đã ngăn bạn khỏi việc gặp gỡ những người thú vị mới.

Robin nói rằng lý do quan trọng nhất của việc bị coi là người không đáng tin là bởi vì những lời nói và hành động của họ không thống nhất. Hãy khắc phục điều đó.

6) Ngôn ngữ cơ thể hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ khăng khít.


Ngôn từ của bạn nên mang màu sắc tích cực, thoát ra khỏi cái tôi và sự đánh giá - và ngôn ngữ cơ thể của bạn cần phải khớp với chúng.


Điều đầu tiên là bạn phải cười. Bạn chắc chắn nên nở một nụ cười tươi. Một nụ cười là khởi đầu tuyệt vời để tạo ra niềm tin.

Hãy để góc cằm của bạn xuống để tránh bị giống như bạn đang thể hiện sự đạo mạo với đối phương. Và nếu như bạn có thể thể hiện một sự cúi đầu nhẹ, thì điều đó luôn thật tuyệt vời.


Bạn không cần phải thể hiện bản thân quá trực diện với người đối diện. Điều đó đôi khi thật khiếm nhã với một số người. Hãy luôn tạo ra một cái góc nào đó phù hợp khi gặp người lạ.


Hãy ngửa lòng bàn tay của mình khi đang nói chuyện, thay vì úp lòng bàn tay xuống. Điều này thể hiện rằng, “Tôi đang lắng nghe những điều bạn đang kể. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi ý tưởng của bạn dù nó là gì đi chăng nữa".


Bởi vậy tôi luôn muốn đảm bảo rằng tôi đang thể hiện cử chỉ phi ngôn từ một cách thoải mái, phóng khoáng. Tôi chỉ cố gẳng sử dụng mỗi việc nâng mày thôi. Đơn giản là vì bất kì sự thể hiện theo xu hướng tăng lên, cao lên thường được coi là thoải mái và cởi mở. Còn những thứ gì mà như đang nén lại: bặm môi, nhíu mày, hành động khi bạn nhấn cái gì xuống, đều truyền tải sự đè nén, áp lực.


Các nghiên cứu cũng ủng hộ những điều ở trên của anh ấy. Từ những cuốn của Dale Carneige đến những nghiên cứu thẩm định đồng nghiệp, mọi người đều nói rằng nụ cười thật sự quan trọng (Thực tế cho thấy, để tăng cường quyền lực, hãy cười chậm hơn.)

Chúng cũng khiến chúng ta hạnh phúc hơn. Nghiên cứu Khoa học thần kinh đã chứng minh được rằng nụ cười có tác dụng đem lại sự thoải mái cho bộ não như tác dụng của 2000 thanh sô cô la - hoặc là tác dụng của 25,000 đô la


Trong cuốn “Smile: The Astonishing Powers of a Simple Act" có đoạn:

Phụ thuộc vào việc bạn nhìn thấy nụ cười của ai, nghiên cứu cho thấy rằng một nụ cười có thể đem lại niềm vui và có sự kích thích tương đương 2,000 thanh sô-cô-la!... Phải mất đến 16,000 bảng Anh tiền mặt để tạo ra mức độ niềm vui ấy trong não bộ chỉ với bằng một nụ cười! Điều này tương đương với việc một nụ cười có trị giá tận 25,000 đô-la.


Vậy bây giờ bạn có thể xuất hiện như một người đem lại niềm vui, chứ không phải một kẻ lợi dụng tình thế. Nhưng bạn sẽ làm gì khi người khác lại là một kẻ lợi dụng tình thế?

7) Làm thế nào để thoả thuận với người bạn không tin tưởng


Mục tiêu của blog này không phải là “Công cụ hữu dụng cho những kẻ rối loạn nhân cách". Tôi không cố bày cách cho các bạn thao túng suy nghĩ người khác.

Nhưng bạn nên làm như thế nào khi bạn cảm thấy ai đó đang cố gắng sử dụng và thao túng bạn?

Đừng hậm hực mà hãy thẳng thắn: hãy hỏi điều họ muốn. Mục đích của họ trong việc tương tác này là gì?


Điều đầu tiên là phải làm rõ mục đích. Tôi sẽ ngừng lại và nói rằng: “Bạn đang nói thật nhiều với tôi. Rõ ràng là bạn có kĩ năng tốt về việc này. Nhưng điều tôi tò mò là… rốt cuộc mục đích của bạn là gì? Bạn muốn có được điều gì từ tôi? Tôi đang ở đây với mục đích của mình và rõ ràng rằng bạn cũng thế. Chúng ta có thể bắt đầu từ đó và xem liệu rằng ta có cùng quan điểm về vấn đề đó không. Nếu không thì hoàn toàn không sao cả.”


Tôi luôn đề phòng với việc đánh giá. Nếu có ai đó đang cố đánh giá tôi và suy nghĩ, quan điểm của tôi, tôi sẽ phải để phòng với điều đó. Tôi cũng thích làm điều đó thôi. Vậy nên điều tôi muốn biết là mục đích. Bạn ở đây là vì tôi hay là vì chính bạn? Nếu bạn đến vì lợi ích của chính bạn và không cần quan tâm hay tôn trọng tính cách của tôi, thì đó sẽ là lúc tôi nhận ra bạn đang muốn điều khiển tôi.

Muốn xây dựng mối quan hệ với ai đó? Tập trung vào niềm tin, chứ không phải mưu mẹo. Đó là cách bạn có được sự tôn trọng. Niềm tin thì mong manh khó có. Mà sự hoài nghi thì dễ nảy sinh và khiến con người ta tự thoả mãn với những giả định ấy.

Khi bạn hỏi mọi người những đức tính nào quan trọng nhất, họ sẽ trả lời như thế nào? Lòng tin tưởng.

Những người tham gia 03 thí nghiệm đã cân nhắc một lượng đa dạng các đức tính mà những thành viên lý tưởng trong một tập thể tương trợ hỗ trợ nhau nên có (ví dụ như tập thể ở nơi công sở, tập thể các vận động viên điền kinh) hay trong những mối quan hệ nói chung (ví dụ như gia đình, đồng nghiệp). Thông qua các thước đo đo lường các đức tính quan trọng hay đo lường các loại hình tập thể, lòng tin được cho là một đức tính vô cùng quan trọng đối với tất cả các loại hình cần sự tương thuận, hỗ trợ nhau.

Thật là quá nhiều để “tiêu hoá” những cách “Là chính bạn” ở trên nhưng lại thật kém hiệu quả. Hãy tổng kết lại và biến nó thành những điều đơn giản để ta thực hành luôn hôm nay nhé.

Đây là những lời khuyên của Robin

  • Điều tối quan trọng là có những phản chiếu không mang tính phán xét. Hãy lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của người khác mà không vội vàng phán xét bạn nhé.

  • Hãy gạt cái tôi của mình đi. Và tập trung vào thực hiện điều đó

  • Hãy thật sự tập lắng nghe, đừng đợi đến phần mình nói nữa. Hãy hỏi họ những câu hỏi, đừng cố mà đề cập các câu chuyện của mình để thể hiện.

  • Hãy hỏi mọi người những điều thử thách họ.

  • Chủ động tạo ra những giới hạn về thời gian chia sẻ khi mở đầu nói chuyện có thể khiến cho đối phương cảm thấy thoải mái.

  • Nở nụ cười, hạ cằm xuống, người hơi cúi, ngửa lòng bàn tay, cử cử chỉ phi ngôn từ nên có xu hướng hướng lên và phóng khoáng.

  • Nếu bạn nhận ra ai đó đang cố điều khiển mình, hãy làm rõ các mục đích. Đừng cáu bẳn hay tỏ thái độ, thay vào đó thì hãy hỏi họ thẳng thắn điều họ muốn.


    [A Crazy Mind là một tổ chức cộng đồng hợp tác với YBOX - Kênh Thông Tin Chất Lượng Cao Của Giới Trẻ & Sinh Viên Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng. Với sứ mệnh này, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc những đa dạng chủ đề về tâm lý học giúp cho việc nhận thức về sức khỏe tinh thần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết]


    Dịch: Thùy Dương

    Biên tập: Ngọc

    Nguồn: 7 Ways To Get Someone Like You

    (*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

    (**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!

    (***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,049 lượt xem